1. U xương lành tính
1.1. Đặc điểm chung
– Tăng trưởng chậm.
– Giới hạn rõ.
– Không di căn.
– Thường phát triển trong thời kỳ xương đang tăng trưởng.
1.2. Phân loại
– Tùy theo nguồn gốc mô bệnh, người ta xếp các loại u xương lành tính như sau:
+ U xương (Osteome): Thường gặp ở hộp sọ, xương mặt. Ở vị trí mô xương đặcvới hình ảnh đặc xương mờ đậm, không đều.
+ U xương dạng xương (Osteome ostéoide): Thường gặp ở xương dài của chi dưới, có kích thước nhỏ.
Các vị trí u xương thường gặp
+ U tạo cốt bào lành tính (Osteoblastome): Hiếm, thường thấy ở cột sống, các xương lớn, dài của đầu chi. U có thể không cản quang hoặc cản quang, cản quang lấm tấm.
+ U xương sụn (Osteochondrome): là bệnh chồi xương, di truyền. Vị trí u thường ở cạnh sụn, gần đầu gối hoặc khớp khuỷu. Loại này có thể ác tính hóa.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
+ U sụn (Chondrome): Thường đơn độc ở các ngón tay, ngón chân. Hay gây gãy xương bệnh lý. Là một cấu trúc không cản quang hoặc lấm tấm.
+ U nguyên bào sụn lành tính (Chondroblastome): Thường gặp ở thiếu niên, giữa đầu xương lớn, hình khuyết không cản quang, vỏ mỏng, lồi ra khỏi màng xương.
+ U lành tính có tế bào khổng lồ (Tumeur à Myeloplaxe, Tumeur à cellule géante): Tức là u của các hủy cốt bào. Chỉ gặp ở người trưởng thành, ở các đầu xương, có hình sáng kiểu tổ ong- Ngoài ra còn có các u: mạch máu, u nang, u xơ sụn hỗn hợp, u phình mạch cũng được xếp vào nhóm u xương lành tính khi chúng nằm ở trong xương.
U xương lành tính
Originally posted 2012-05-20 06:42:37.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !