1. Đại cương
Viêm khớp phản ứng (VKPU) là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, nhiễm khuẩn hô hấp. Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa.. thường gặp ở lứa tuổi trẻ, tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như nhau. Bệnh VKPU do Hans Reiter mô tả năm 1916 và còn có tên gọi là hội chứng Reiter với ba triệu chứng : viêm kết mạc mắt, viêm niệu đạo và viêm khớp (tam chứng Reiter)
Cơ chế bệnh sinh của bệnh VKPU chưa được biết rõ. VKPU là một tình trạng viêm khớp vô khuẩn xẩy ra sau một nhiếm khuẩn nào đó trong cơ thể mà không tìm thấy vi khuẩn tại khớp. Biểu hiện lâm sàng của VKPU là hậu quả của quá trình tồn tại dai dẳng của kháng nguyên vi khuẩn, sự khuyếch tán của kháng nguyên vi khuẩn hoặc các phức hợp miễn dịch lắng đọng tại khớp. Yếu tố gene giữu vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh VKPU, có 30-70% bệnh nhân VKPU dương tính với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27.
2. Chẩn đoán
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Amor (1983):
*Viêm vô khuẩn một hoặc vài khớp không đối xứng.
*Ỉa chảy hoặc có hội chứng lỵ
*Viêm màng tiếp hợp mắt.
*Viêm niệu, viêm cổ tử cung.
*Viêm loét trợt niêm mạc, da.
* Cơ địa HLA-B27 (+) hoặc có tiền sử gia đình bệnh viêm cột sống dính khớp.
*Các xét nghiệm tìm thấy tác nhân gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Thiết bị điều trị nhiệt
Bệnh VKPU được chẩn đoán khi có 4/7 triệu chứng trên
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính Châu Âu::
*Đau , viêm đốt sống
*Hoặc viêm màng hoạt dịch khớp (chủ yếu là khớp ở chi dưới và không đối xứng). Có kèm theo một trong các hội chứng sau đây:
-Có tiền sử gia đình bệnh viêm cột sống dính khớp.
-Viêm khớp vẩy nến
-Bệnh lý ruột.
-Đau vùng chậu hông.
-Bệnh lý phần mềm quanh khớp.
-Viêm khớp cùng chậu.
-Viêm niệu đạo sinh dục.
2.2. Chẩn đoán phân biệt
*Viêm khớp nhiễm khuẩn
*Bệnh Gút
*Viêm khớp dạng thấp thể một khớp
*Viêm khớp trong các bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải.
3. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm
3.1. Xét nghiệm máu, nước tiểu
-Công thức máu, máu lắng
– Protein C phản ứng (CRP)
-Sinh hóa máu: chức năng gan, thận
-Nước tiểu: tổng phân tích, tế bào.
-Xét nghiệm xác định kháng nguyên Chlamydia trachomatis, shigella, Salmonella trong nước tiểu , huyết thanh
3.2. Chẩn đoán hình ảnh
-Chụp xquang khung chậu, cột sống , các khớp viêm
-Chụp cộng hưởng từ khớp cùng chậu
-Siêu âm các khớp viêm
3.3. Các xét nghiệm khác
-Xét nghiệm tế bào, nuôi cấy dịch khớp
-Xác định yếu tố HLA-B27
-Điện tâm đồ, siêu âm tim
-Xác định yếu tố dạng thấp.
4. Điều trị.
4.1. Điều trị tại tuyến tỉnh
*Thuốc giảm đau
Có thể lựa chọn một trong các thuốc giảm đau
-Acetaminophen (Paracetamol, Dolodon, Tylenol…) 0,5g x 2-4 viên /24h
-Floctafenine (Idarac) 200mg x 2 viên/24h.
*Thuốc chống viêm không steroid
Có thể lựa chọn một trong các loại thuốc chống viêm không steroid sau
-Diclofenac (Voltaren…) 50-150 mg/24h
-Piroxicam (Felden, Brexin…) 20mg/24h
-Tenoxicam (Tilcotil…) 20mg/24h
-Meloxicam (Mobic, Melgesic, Mcam…) 7,5-15 mg/24h
-Celecoxib (Celebrex, Celcoxx…) 200 mg/24h
*Thuốc tác dụng chậm:
-Sulfasalazine (Salazopyrine) 1000-2000mg/24h, điều trị kéo dài 1-3 tháng
4.2. Điều trị tại tuyến trung ương
Điều trị thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, ngoài ra có thể áp dụng các thuốc và phương pháp điều trị khác:
*Thuốc:
-Corticoid: Điều trị corticoid toàn thân trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid hoặc trường hợp bệnh nhân phụ thuộc corticoid, liều dùng 1-1,5 mg/kg/24h và giảm liều dần theo tình trạng tiến triển và đáp ứng của bệnh nhân.
Điều trị corticoid tại chỗ: tiêm khớp, tiêm các điểm bám gân.
-Kháng sinh (chỉ áp dụng điều trị khi xác định được nguyên nhân gây bệnh): quinolone, tetracycline…
5. Phòng bệnh.
Điều trị sớm các tình trạng nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hệ tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa…)
Nguồn Benhhoc.com
Originally posted 2011-03-27 07:25:49.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !