1. Đau cấp tính:
– Đau cấp tính (acute pain) là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Đau cấp giúp việc chẩn đoán cần thiết nhằm xác định chứng đau có nguồn gốc thực thể hay không.
– Đau cấp tính bao gồm:
Đau sau phẫu thuật (post operative pain).
Đau sau chấn thương (pain following trauma).
Đau sau bỏng (pain following burn).
Đau sản khoa (obstetric pain).
2. Đau mạn tính.
– Ngược lại đau mạn tính (chronic pain) là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần. Nó làm cho cơ thể bị phá hủy về thể lực và cả về tâm lý và xã hội. Bệnh nhân đau mạn tính thường đi điều trị nhiều nơi, với nhiều thầy thuốc và các phương pháp điều trị khác nhau nhưng cuối cùng chứng đau vẫn không khỏi hoặc không thuyên giảm. Điều đó làm cho bệnh nhân lo lắng và mất niềm tin và làm cho bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.
– Đau mạn tính bao gồm:
Đau lưng và cổ (back and neck pain).
Đau cơ (muscular pain).
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Đau sẹo (scar pain).
Đau mặt (facial pain).
Đau khung chậu mạn tính (chronic pelvic pain).
Đau do nguyên nhân thần kinh (neuropathic pain)…
Theo quy ước cổ điển, người ta ấn định giới hạn phân cách đau cấp và mạn tính là giữa 3 và 6 tháng. Có thể so sánh đau cấp và đau mạn như sau:
Đau cấp | Đau mạn | |
Mục đích sinh học | Có ích – Bảo vệ | Vô ích – Phá hoại |
Cơ chế gây đau | Đơn yếu tố | Đa yếu tố |
Phản ứng của cơ thể | Phản ứng lại | Thích nghi dần |
Yếu tố cảm xúc | Lo lắng | Trầm cảm |
Hành vi thái độ | Phản ứng | Tìm hiểu |
Kiểu mẫu | Y học kinh điển | Đa chiều thực thể – tâm lý – xã hội |
Mục đích điều trị | Chữa khỏi | Tái thích ứng |
3. Đau ung thư và HIV.
– Đau ung thư:
+ Có thể là đau mạn tính hoặc cấp tính do sự xâm lấn và đè ép của tế bào ung thư vào mô lành gây tổn thương mô và kích thích thụ cảm thể thân thể và nội tạng. Đau có tính chất đau nhức, đập nẩy, dao đâm, chật chội, day dứt…
+ Có thể như chứng đau thần kinh (trung ương hoặc ngoại vi): đau bỏng rát, ù tai hoặc tê liệt, đau xé, đau điện giật…
– Đau do bệnh HIV:
+ Hệ tiêu hóa: đau miệng, họng, nấm miệng, loét miệng, đau và khó nuốt, đi lỏng…
+ Hệ thần kinh: đau đầu, đau thần kinh ngoại vi không đối xứng, đau đa dây thần kinh.
+ Hệ cơ xương: viêm khớp, đau khớp và cơ do nhiều nguyên nhân khác…
Lưu ý: Thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không nên tự áp dụng khi chưa có chỉ định của thầy thuốc !
Originally posted 2010-07-23 07:58:29.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !