(ĐTĐ) – Trong nghiên cứu dịch tễ học, cohort dùng để chỉ tập hợp một nhóm người có cùng chung một đặc điểm nào đó. Sau đây là một số bài báo mẫu về nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đã công bố trên y văn.
Nghiên cứu 1
Tựa: Kết cục của bệnh nhân bị viêm phổi có hạ natri máu: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu (Hyponatremia and hospital outcomes among patients with pneumonia: a retrospective cohort study)-Zilberberg MD et al., BMC Pulmonary medicine 2008, 8:1-7)
Giả thuyết nghiên cứu: Bệnh nhân viêm phổi điều trị tại bệnh viện có hạ natri máu có tử vong cao hoặc nặng hơn (thời gian nằm ICU, thời gian nằm viện kéo dài, tỉ lệ thở máy cao hơn và chi phí tốn kém hơn).
Thiết kế nghiên cứu: đoàn hệ hồi cứu
Nơi thực hiện: Khoa phổi Bệnh viện Trung tâm Washington Hoa kỳ
Đối tượng: Thu thập tất cả hồ sơ bệnh nhân viêm phổi tại 27 bệnh viện của bang, có tất cả 76.781 bệnh nhân được chẩn đóan viêm phổi, trong đó có 64965 người có hạ natri máu (được định nghĩa khi nồng độ Na trong máu <135 mEL/L) và 7361 người không hạ natri máu.
Kết cục: Các biến số đo lường: tỉ lệ tử vong, thời gian nằm ICU, số ca cần thở máy, số ca cần nằm ICU
Kết quả: So sánh kết cục giữa 2 nhóm viêm phổi có hạ natri và không hạ natri máu được tŕnh bày ở bảng 1.
Kết luận: Viêm phổi hạ natri máu có kết cục xấu hơn: Thời gian nằm viện kéo dài, tỉ lệ thở máy và chi phí điều trị tăng cao. Vì vậy phát hiện điều trị sớm các ca viêm phổi hạ natri máu có thể cải thiện kết cục.
Bảng 1. So sánh các chỉ số giữa 2 nhóm
Nghiên cứu 2
Tựa: Tăng bạch cầu ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân: Các yếu tố lâm sàng liên quan và kết cục (Leukocytosis in very low birth weight neonates: Associated clinical factors and neonate outcomes)-Morag I, Dunn M, Nayot D, Shah PS. J Perinatol.2008;28:680- Giả thuyết nghiên cứu: Trẻ sơ sinh nhẹ cân có tăng bạch cầu có dự hậu xấu.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Mục tiêu: (1) Xác định các yếu tố lâm sàng liên quan và kết cục ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân có bạch cầu (BC) tăng. (2) So sánh kết cục giữa nhóm tăng bạch cầu sớm (trước 72 giờ sau sinh) và nhóm tăng bạch cầu muộn ( >72 giờ sau sinh) Thiết kế nghiên cứu: đoàn hệ hồi cứu bắt cặp giữa nhóm sơ sinh ≤ 30 tuần thai có BC≥40.000/mm3 và nhóm sơ sinh, cùng tuổi thai, có BC <40.000/mm3. Đối tượng: Các trẻ sơ sinh nhẹ cân ở khoa sơ sinh (96 trẻ có tăng BC và 94 trẻ không tăng BC).
Nơi thực hiện: Khoa sơ sinh bệnh viện Đại học Toronto, Canada.
Kết cục: Đo lường các biến: Tỉ lệ % các loại bệnh tật, tử vong và số ngày nằm viện Kết quả: được tŕnh bày ở bảng 2.
Bảng 2. So sánh tỉ lệ bệnh tật và tỉ lệ tử vong giữa 2 nhóm
Kết luận: Không có sự khác biệt về dự hậu: tử vong và bệnh tật giữa 2 nhóm, tuy nhiên nhóm có BC tăng muộn làm gia tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử.
Nghiên cứu 3
Tựa: Corticoide và tử vong ở trẻ em bị Viêm màng năo mủ (Corticosteroids and mortality in children with bacterial meningitis) – Mongelluzzo J, Mohamad Z, Ten Have TR, Shah SS. JAMA. 2008 ;299:2048-55.)
Giả thuyết nghiên cứu: Điều trị Viêm màng năo (VMN) mủ trẻ em bằng kháng sinh kết hợp với corticoide làm giảm tử vong.
Mục tiêu: Xác định sự khác biệt kết cục lâm sàng giữa 2 nhóm có và không có điều trị bổ trợ corticoide. Thiết kế nghiên cứu: đoàn hệ hồi cứu từ 2001-2006.
Đối tượng: 2780 trẻ xuất viện thu thập tại 27 bệnh viện Nhi của 18 bang thuộc District of Columbia, Hoa kỳ.
Kết cục: Đo lường các biến: sử dụng mô hình Cox, so sánh thời gian từ nhập viện đến khi tử vong (time to death) và thời gian từ nhập viện đến xuất viện (time to discharge) giữa 2 nhóm.
Kết quả:
Bảng 3 Tỉ lệ tử vong của 2 nhóm:
Bảng 4 Tỉ số rủi ro giữa 2 nhóm theo nhóm tuổi:
Kết luận: Điều trị kháng sinh kết hợp với corticoide không làm giảm tử vong và ngày nằm viện ở trẻ em bị VMN mủ.
Thiết kế nghiên cứu đoàn hệ kết hợp vừa hồi cứu vừa tương lai cũng rất thường sử dụng đề thiết kế các đề tài nghiên cứu khoa học trong bệnh viện. Trong trường hợp này, chúng ta chọn nhóm chứng lịch sử là các bệnh nhân đă được điều trị những năm trước đây tại bệnh viện bằng phương pháp điều trị cũ. Ví dụ để so sánh phương pháp phẫu thuật mổ thóat vị bẹn mới (Shouldice) và phương pháp cũ (Bassini), ta có thể hồi cứu các hồ sơ bệnh nhân đă mổ bằng phương pháp Bassini 2 năm trước đây tại bệnh viện (nhóm chứng lịch sử) và so sánh với phương pháp Shouldice được áp dụng cho bệnh nhân 2 năm sắp tới (nhóm nghiên cứu). Loại nghiên cứu đoàn hệ với nhóm chứng lịch sử thường có nhiều sai lệch v́ thời điểm giữa 2 nhóm không xảy ra cùng lúc. Sau đây là ví dụ một nghiên cứu đoàn hệ tương lai giữa mổ nội soi và mổ hở cắt túi mật (nhóm chứng lịch sử) được thực hiện ở khoa phẫu thuật, Bệnh viện Westendei, Ḥa Lan.
Nghiên cứu 4
Tựa: So sánh cắt túi mật nội soi và mổ hở: Một nghiên cứu đoàn hệ tương lai bắt cặp (Lapascopic versus open cholecystectomy: A prospective matched-cohort study)- Porte RJ và De Vries BC., HPB Surgery, 1996, 9: 71-75)
Thiết kế: Nghiên cứu đoàn hệ tương lai gồm 2 nhóm, nhóm mổ nội soi gồm 100 bệnh nhân liên tiếp được mổ nội soi trong 2 năm (1990-1992), nhóm mổ hở gồm 100 bệnh nhân có tuổi và giới tương đương với nhóm mổ nội soi, được mổ 2 năm trước đó (1988-1990).
Kết cục Các biến số đo lường: thời gian mổ, biến chứng và chi phí điều trị. Kết quả: được tŕnh bày trong bảng 5
Bảng 5 So sánh thời gian mổ, thời gian nằm viện và chi phí điều trị giữa 2 nhóm
So sánh tai biến giữa mổ nội soi và mổ hở: Mỗi nhóm đều có 5 ca biến chứng (5%) được mô tả trong bảng 6
Bảng 6 So sánh tai biến phẫu thuật giữa 2 nhóm
Kết luận: Tuy thời gian mổ nội soi dài hơn, nhưng thời gian nằm viện và chi phí điều trị thấp hơn. Các biến chứng không khác biệt giữa 2 phương pháp mổ.
Tài liệu tham khảo:
1. Trisha Greenhalgh. How to read a paper : Getting your bearings BMJ 1997;315:243-246.
2. Website: //www.framinghamheartstudy.org/about/history.html , truy cập ngày 12/01/09
3. Alcott E B. A history of the Ranch Hand epidemiologic investigation, //www.archive.Vietnam.edu/, truy cập ngày 14/01/09. Chamie K, DeVere White RW, Lee D, Ok JH, Ellison LM. Agent Orange exposure, Vietnam War veterans, and the risk of prostate cancer. Cancer. 2008 Nov 1;113(9):2464-70.
5. Giovannucci E, Tosteson TD, Speizer FE, Ascherio A, Vessey MP, Colditz GA. A retrospective cohort study of vasectomy and prostate cancer in US men. JAMA. 1993 Feb 17;269(7):878-82.
6. Giovannucci E, Ascherio A, Rimm EB, Colditz GA, Stampfer MJ, Willett WC. A prospective cohort study of vasectomy and prostate cancer in US men.JAMA. 1993 Feb 17;269(7):873-7.
Nguồn Bvag.com.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !