Vận động thể lực kết hợp vật lý trị liệu hô hấp để tăng cường thể trạng và điều chỉnh tư thế. Bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh, sức bền của tay, của chân, toàn thân, và các bài tập kết hợp với dụng cụ (gậy, thang tường, ròng rọc, đai vải…).
Vận động thể lực kết hợp vật lý trị liệu hô hấp để tăng cường thể trạng và điều chỉnh tư thế. Bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh, sức bền của tay, của chân, toàn thân, và các bài tập kết hợp với dụng cụ (gậy, thang tường, ròng rọc, đai vải…).
I. Tập sức bền, sức mạnh của tay:
– Mục đích: tăng khả năng vận động về sức mạnh và sức bền của các nhóm cơ từ bàn tay, cẳng tay đến cánh tay, và các cơ bả vai.
– Thời gian tập: mỗi lần tập 10-15 phút, ngày tập 2 đến 3 lần.
– Các kỹ thuật được sắp xếp từ nhẹ đến nặng như sau: tập tay với bóng mềm, với bóng cứng, lò so, kìm tay, thiết bị lực cơ tay, thiết bị kéo giãn và tạ tay các loại.
– Yêu cầu: các bài tập tay đòi hỏi sự kiên trì, tập từ nhẹ tới nặng, không vội vàng tăng dần thời gian tập và cường độ tập để có được hiệu quả mong muốn.
1. Tập tay với bóng mềm
– Dụng cụ tập: bóng mềm, kích thước nhỏ gọn, có thể nắm được trong lòng bàn tay.
– Mục đích: tập cho nhóm các cơ ở ngón tay, bàn tay tăng cường hoạt động về sức bền và sức mạnh và làm quen với các kỹ thuật khác. Bài tập này áp dụng cho người bệnh mới đến tập, người bệnh ở giai đoạn nặng, khó thở thở nhiều.
– Thực hiện: người bệnh ngồi tập, ngồi thoải mái, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay cầm 2 quả bóng mềm, các ngón tay lần lượt xoay nhẹ nhàng từ trái sang phải rồi lại làm ngược lại từ phải sang trái… cứ như vậy tăng dần cường độ, và thời gian.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Lưu ý: người bệnh có thể tập trong lúc nghỉ ngơi, giao lưu với bè bạn hoặc tập trong khi nghe KTV tư vấn. Đây là bài tập tương đối đơn giản và dễ tập, nắm được nguyên tắc tập thì sẽ rất dễ dàng cho các kỹ thuật tập sau.
2. Tập tay với bóng cứng
– Dụng cụ tập: bóng cứng, kích thước nhỏ gọn, nắm được trong lòng bàn tay.
– Mục đích: tập cho nhóm các cơ ở ngón tay, bàn tay tăng cường hoạt động về sức bền và sức mạnh.
– Thực hiện: ngồi tập, ngồi thật thoải mái, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay đặt nhẹ lên đùi và cầm 2 quả bóng cứng, các ngón tay lần lượt xoay nhẹ nhàng từ trái sang phải rồi lại làm ngược lại từ phải sang trái… cứ như vậy tăng dần cường độ và thời gian.
3. Tập tay với lò so
– Dụng cụ tập: lò so tay, kích thước nhỏ gọn, nắm được trong lòng bàn tay.
– Mục đích: tập cho nhóm các cơ ở ngón tay, bàn tay tăng cường hoạt động về sức bền và sức mạnh.
– Thực hiện: kỹ thuật đã khó hơn nên cần xoay các ngón tay lần lượt từ phải sang trái rồi ngược lại một cách tuần tự, tác động một lực tăng dần để tăng cường sức mạnh hoạt động của nhóm cơ ngón tay và bàn tay. Tùy sức của cơ các ngón tay, bàn tay tác động vào lò so một cách thích hợp để có hiệu quả.
4. Tập tay với kìm tay
– Dụng cụ tập: kìm tay, kích thước nhỏ gọn, nắm được trong lòng bàn tay.
– Mục đích: tập cho nhóm các cơ ở ngón tay, bàn tay tăng cường hoạt động về sức bền và sức mạnh.
– Thực hiện: hai tay cầm 2 kìm tập, các ngón tay cùng lúc bóp mạnh kìm tập nhịp nhàng, làm liên tục 10 động tác, lúc đầu tập chậm sau tăng dần cường độ. Tùy thể trạng để có thể tác động vào kìm tập một lực thích hợp, tăng dần cường độ và thời gian cho mỗi buổi tập. Đây là kỹ thuật tập để nâng cao sức mạnh và sức bền của các cơ ngón tay và bàn tay rất hiệu quả và đòi hỏi sức mạnh khá nhiều của các nhóm cơ tay.
5. Tập tay với thiết bị lực cơ tay
– Dụng cụ tập: thiết bị lực cơ tay, kích thước phù hơp.
– Mục đích: tập cho nhóm các nhóm cơ ở bàn tay, cổ tay và cẳng tay tăng cường hoạt động cả về sức bền và sức mạnh.
– Thực hiện: luồn bàn tay vào phía trên của thiết bị phần không có đệm, sao cho bàn tay nắm chặt đầu trên, phần có đệm mút nằm phía trong cẳng tay, sau đó gập duỗi cổ tay nhịp nhàng, tập 10 nhịp thì tăng dần cường độ và biên độ, có thể tập cả 2 tay cùng một lúc.
6. Tập tay với thiết bị kéo giãn
– Dụng cụ tập: thiết bị kéo giãn dùng cho tay, kích thước phù hợp.
– Mục đích: tập cho nhóm các cơ ở bàn tay, cổ tay và cẳng tay tăng cường hoạt động cả về sức bền và sức mạnh.
– Thực hiện: người bệnh ngồi tập thoải mái, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay cầm 2 đầu của thiết bị ngang với tầm tay thả lỏng, sau đó hai tay đồng thời kéo giãn về 2 phía, rồi lại trở về tư thế ban đầu, làm như vậy 10 động tác, sau đó kéo giãn thiết bị với biên độ ngày càng lớn hơn. Là kỹ thuật đòi hỏi sức lực khá nhiều nên rất cần tập luyện thường xuyên và kiên trì để có được hiệu quả mong muốn.
– Yêu cầu: không quá gắng sức mà sẽ tăng dần vào mỗi buổi tập cả về thời gian, biên độ và cường độ.
7. Tập tay với tạ tay
– Dụng cụ tập: tạ tay từ 0,5 đến 3kg.
– Mục đích: tập cho nhóm các cơ ở bàn tay, cổ tay, cẳng tay và nhóm cơ bả vai tăng cường hoạt động cả về sức bền và sức mạnh.
– Thực hiện: tập ở tư thế ngồi, đứng hoặc nằm tập. Hai tay cầm 2 quả tạ, đầu tiên là tập cho lực cơ cẳng tay nên 2 cẳng tay thả lỏng theo tư thế tự nhiên, sau đó gấp vào rồi duỗi ra theo tầm tay của chính mình. Thực hiện 10 động tác rồi đổi tay, nếu sức khỏe cho phép có thể tập cả 2 tay cùng một lúc. Sau khi tập khoảng 5 phút thì nâng tạ lên phia trên đầu theo tầm tay với để tập cho các nhóm cơ ở cánh tay và nhóm cơ ở bả vai. Lúc đầu tập chậm sau tăng dần cường độ và thời gian.
II. Tập sức bền, sức mạnh của chân:
– Mục đích: tăng cường hoạt động sức mạnh, sức bền của nhóm các cơ bàn chân, cổ chân, cẳng chân và nhóm cơ đùi.
– Thời gian: mỗi buổi tập từ 10 đến 15 phút, ngày tập 2 đến 3 lần.
8. Tập chân với thiết bị đi bộ trên băng chuyền
– Dụng cụ tập: hệ thống đi bộ băng chuyền, có đồng hồ đo thời gian và đồng hồ đo tốc độ đi trên băng.
– Mục đích: tập cho nhóm các cơ ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân và nhóm cơ đùi tăng cường hoạt động cả về sức bền và sức mạnh.
– Thực hiện: người bệnh bước lên thiết bị, hai tay nắm vào thiết bị, hai bàn chân miết trên băng chuyền, khởi đầu từ từ sau tăng dần. Tăng dần thời gian và cường độ, người bệnh có thể theo dõi được tốc độ đi trên đồng hồ đo.
– Yêu cầu: tập từ từ, tăng dần cường độ và thời gian cho mỗi buổi tập.
9. Tập chân với xe đạp lực kế
– Dụng cụ tập: xe đạp lực kế, có đồng hồ đo thời gian và đồng hồ đo tốc độ.
– Mục đích: tập cho nhóm các cơ ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân và nhóm cơ đùi tăng cường hoạt động cả về sức bền và sức mạnh.
– Thực hiện: người bệnh ngồi lên xe, hai tay nắm vào ghi đông, hai chân đặt lên bàn đạp. Khởi dầu đạp khoảng 30 vòng/1 phút sau đó tập tăng dần về cường độ và thời gian, phấn đấu lên được 80 vòng trên 1 phút, khuyến khích tập tăng dần về cường độ và thời gian. Bài tập đạp xe dễ thực hiện với đa số người bệnh, nên là kỹ thuật được tập thường xuyên.
– Yêu cầu: tập vừa sức tăng dần.
Lưu ý: ở hai bài tập chân, có thể đổi cho mỗi buổi tập, phấn đấu thời gian tập đạt được 10 đến 15 phút cho mỗi buổi tập.
III. Các bài tập toàn thân:
– Mục đích: điều hòa hoạt động cơ thể, vừa luyện tập tay chân và kết hợp vật lý trị liệu hô hấp, tối ưu hóa các kỹ thuật PHCNHH.
– Yêu cầu: kết hợp được tập thở cơ hoành với các động tác vận động thể lực và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.
10. Tập toàn thân với thiết bị kéo giãn
– Dụng cụ tập: thiết bị kéo giãn dùng cho cả tay và chân (toàn thân).
– Mục đích:
– Thực hiện: người bệnh ngồi tập hoặc đứng tập. Hai tay cầm phía đầu trên, hai bàn chân để vào đúng chỗ để chân của thiết bị. Khi 2 tay kéo lên trên, thì đồng thời ngả người về phía sau, 2 chân đẩy ra, kéo căng thiết bị. Tập 10 động tác sau đó tăng dần về cường độ và biên độ kéo giãn của thiết bị.
– Lưu ý: bài tập này đòi hỏi khá tốn sức do vậy áp dụng ở giai đoạn bệnh nhẹ hoặc sau thời gian điều trị sức khỏe đã khá hơn.
11. Tập toàn thân với gậy
– Dụng cụ tập là chiếc gậy tròn có đường kính 3cm, dài 80cm.
– Thực hiện: người bệnh đứng tập, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay cầm gậy và hai khuỷu tay thẳng. Bài tập bao gồm 3 động tác cơ bản như sau:
Động tác 1: đầu tiên khi bắt đầu hít vào bằng mũi thì kết hợp hai đưa gậy giơ lên cao theo nhịp thở phía trên đầu theo tầm tay với, khi đưa tay lên tầm với cao nhất cũng là lúc hít vào tối đa,
sau đó chúm môi thở ra kết hợp quay người từ từ nghiêng sang bên phải, khi người nghiêng hết sang bên phải cũng là lúc thở ra hết. Ở nhịp thở tiếp theo khi bắt đầu hít vào kết hợp hai tay đưa gậy lên cao phía trên đầu theo tầm tay với rồi quay người nghiêng sang bên trái, đồng thời chúm môi thở ra từ từ qua miệng, khi toàn thân đã quay hết sang trái cũng là lúc thở ra hết, bụng lép lại.
Yêu cầu: các động tác đưa gây lên, xuống đều kết hợp cùng tập thở hoành. Ưu thế của bài tập là khi tập với thở hoành người bệnh rất dễ thực hiện. Sau 10 nhịp thở thì đổi sang động tác 2.
Động tác 2: đầu tiên khi bắt đầu hít vào thì kết hợp theo nhịp thở đưa hai tay giơ gậy lên cao phía trên đầu theo tầm tay với. Khi đưa gậy lên tầm với cao nhất cũng là lúc hít vào tối đa nhất, bụng phình lên, sau đó chúm môi thở ra thì từ từ cúi gập người xuống, lúc cúi xuống hết tầm vận động thì cũng là lúc thở ra hết, bụng lép lại.
– Lưu ý: động tác này kết hợp rất tốt cho sự vận động các cơ lưng, thắt lưng, chống mệt mỏi và điều hòa cân bằng cơ thể.
12. Tập toàn thân với thang tường
– Dụng cụ tập là thang tường bằng inox (hoặc bằng gỗ) cố định, có kích thước 2,4m x 1,8m, thanh nắm tay tròn có đường kính 3cm, dài 1,8m, khoảng cách mỗi thanh cách nhau 15 cm. Người bệnh đứng tập.
– Thực hiện: khởi đầu đứng cạnh thang, chân mở rộng bằng vai, tay trên nắm vào thang tường ở vị trí tương đương với đỉnh đầu, tay dưới nắm vào thang tường ở vị trí ngang với phần hông. Khi bắt đầu hít vào thì kết hợp đẩy hông ra ngoài, sau đó chúm môi thở ra từ từ qua miệng và đẩy hông đưa người về vị trí ban đầu. Mỗi lần tập 10 nhịp sau đó đổi bên.
– Yêu cầu: tập thở cơ hoành kết hợp với các động tác đẩy người nhịp nhàng.
13. Tập toàn thân với hệ thống ròng rọc
– Dụng cụ tập: hệ thống ròng rọc bao gồm một dây chun (hoặc dây thừng) hai đầu có tay nắm bằng gỗ chạy trên một bánh xe nhỏ có rãnh để dây chuyển động được dễ dàng, bánh xe được gắn vào trục cố định.
– Yêu cầu: phải kết hợp được thở hoành cùng với động tác vận động tay.
– Thực hiện: bao gồm 2 động tác cơ bản.
Động tác 1: người bệnh ngồi thẳng lưng, hai chân mở rộng ngang bằng vai, hai tay nắm vào hai đầu tay nắm của dây. Khởi đầu khi đưa tay phải lên cao thì kết hợp hít vào, khi tay phải lên tầm với cao nhất cũng là lúc hít vào tối đa nhất. Tay trái hạ xuống hết theo tầm vận động. Tiếp theo đưa tay trái lên cao kết hợp chúm môi thở ra, tay phải kéo xuống. Làm liên tục 10 lần thì chuyển sang động tác 2.
Động tác 2: hai tay để song song phía trước mặt, khuỷu tay thẳng ngang tầm vai. Khi hít vào thì kết hợp đưa hai tay từ từ xoay ra ngoài (900), hít căng lồng ngực hơi và ưỡn ra phía trước. Tiếp theo từ từ đưa hai tay trở về vị trí ban đầu kết hợp chúm môi thở ra qua miệng. Khi thở ra hết cũng là lúc hai tay đã trở về vị trị ban đầu. Làm liên tục 10 động tác.
14. Tập thở với đai vải
– Dụng cụ tập: đai vải có kích thước: người lớn 110 cm x 10cm. Trẻ em 80cm x 8 cm. Hai đầu có quai cho dễ cầm, độ dày vừa phải khoảng 0,5 cm.
– Thực hiện: người bệnh quấn đai vòng quanh lồng ngực sao cho bờ dưới của đai tương ứng với bờ dưới xương sườn cuối, hai tay cầm vào quai và bắt chéo đưa lên trên, giữ cho đai vải luôn phẳng để lực được dàn đều khi kéo. Khi hít vào thì kết hợp hai tay nới lỏng dần đai, khi lồng ngực nở rộng ra nhất cũng là lúc hít vào sâu nhất. Sau đó thở ra thì kéo hai tay ép 2 đầu đai sát dần vào lồng ngực cho đến hết thì thở ra, khi thở ra hết cũng là lúc dùng lực của hai tay ép cho phổi thở ra hết .
Các kỹ năng luyên tập PHCN không quá phức tạp, nhưng cũng đòi hỏi những kiến thức và kỹ thuật nhất định bởi làm đúng kỹ thuật thì mới có hiệu quả điều trị. Ví dụ: cách tập ho hiệu quả người bệnh phải biết hít vào sâu và ho khạc đúng cách thì đờm ở trơng đường phế quản mới tống được ra ngoài được, còn với kỹ thuật tập thở cũng vậy, biết cách chúm môi thở ra và điều khiển cơ hoành nâng lên, hạ xuống nhịp nhàng thì mới giảm được bẫy khí và tăng được thông khí phổi. Do vậy, việc luyên tập đúng phương pháp có 1 ý nghĩa rất lớn, nó quyết định hiệu quả điều trị của người bệnh. Có tập đúng phương pháp thì mới có được lợi ích của phục hồi chức năng.
Originally posted 2017-12-26 00:10:49.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !