fbpx
Máy Vật lý trị liệu Quân đội

Các kỹ thuật vật lý trị liệu hô hấp

Các kỹ thuật vật lý trị liệu hô hấpCác kỹ thuật vật lý trị liệu hô hấp nhằm làm thông thoáng đường thở và tống đẩy các chất đờm, dịch gây ứ tắc phế quản. Bao gồm các kỹ thuật; ho hữu hiệu, dẫn lưu tư thế, vỗ, rung, nhún sườn, tập thở (bao gồm tập thở chúm môi, tập thở hoành ở các tư thế).

Các kỹ thuật vật lý trị liệu hô hấp nhằm làm thông thoáng đường thở và tống đẩy các chất đờm, dịch gây ứ tắc phế quản. Bao gồm các kỹ thuật; ho hữu hiệu, dẫn lưu tư thế, vỗ, rung, nhún sườn, tập thở (bao gồm tập thở chúm môi, tập thở hoành ở các tư thế).

Mục đích:

– Tống đẩy các chất đờm dịch.

– Tăng thông khí phổi do đó làm giảm khó thở, tiết kiệm được năng lượng do điều khiển được nhịp thở và thúc đẩy được hoạt động tối đa của các cơ hô hấp giúp người bệnh có đủ oxy trong các sinh hoạt thường ngày.

– Dự phòng viêm nhiễm tái phát.

Các kỹ thuật:

1. Kỹ thuật ho hữu hiệu

– Thời gian tập: 5 phút.

– Mục đích: giúp người bệnh khạc được đờm ra ngoài dễ dàng, làm thông thoáng đường thở do vậy sẽ làm giảm khó thở và tăng được thông khí phổi.

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

– Thực hiện: đầu tiên hít vào thật sâu, nín hơi khoảng 2 giây sau đó ho mạnh ra liên tiếp 2 lần, có thể lặp lại 1 hoặc 2 lần…

– Yêu cầu: hít vào thật sâu, càng sâu càng tốt, cố gắng nín được hơi, sau đó mới ho ra mạnh, có thể lặp lại 1 hoặc 2 lần.

Các kỹ thuật vật lý trị liệu hô hấp 

2. Kỹ thuật dẫn lưu tư thế

Dẫn lưu tư thế được coi là kỹ thuật đặc biệt chuyên sâu trong chuyên ngành hô hấp, và ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi kỹ thuật dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

2.1. Mục đích: là một phương pháp nhằm giải phóng đờm dịch ra khỏi phổi nhờ trọng lực, do đó người điều trị phải hiểu rõ giải phẫu của đường khí phế quản để có thể áp dụng hữu hiệu tư thế dẫn lưu.

2.2. Chỉ định

Chỉ định với mục đích phòng bệnh:

– Bệnh nhân thở máy liên tục (với điều kiện chịu đựng được biện pháp điều trị).

– Bệnh nhân bất động lâu ngày, đặc biệt ở người già, những người có nguy cơ bị ùn tắc đường thở như bệnh phổi phế quản mạn tính, sau các ca mổ lớn, hoặc mổ lồng ngực.

– Bệnh nhân có tăng tiết đờm dãi như giãn phế quản hay kén phổi.

– Bệnh nhân có khuynh hướng hạn chế hô hấp vì đau hoặc suy kiệt phải bất động, bệnh nhân bị giảm hoặc mất phản xạ ho để tống đờm.

Chỉ định với mục đích tống thải đờm, dịch bị ứ đọng dịch tiết:

– Bệnh nhân bị xẹp phổi do ứ đọng dịch tiết, bị áp xe phổi có khạc mủ, bị viêm phổi, ứ đọng đờm dịch sau phẫu thuật.

– Bệnh nhân bị hôn mê lâu ngày.

Chỉ định kỹ thuật dẫn lưu tư thế bao giờ cũng đi kèm với kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực, ho hữu hiệu, tập thở hoành… mới có hiệu quả tốt trong việc tống thải đờm dịch ra ngoài.

2.3. Chống chỉ định: người bệnh già yếu, ho ra máu, thận trọng với người có huyết áp cao và bệnh tim mạch.

2.4. Thời gian đặt tư thế dẫn lưu: 25 đến 30 phút.

2.5. Thực hiện kỹ thuật

Chuẩn bị: khám xét kỹ người bệnh, xác định vùng phổi tổn thương nào là chủ yếu cần phải dẫn lưu, tình trạng toàn thân của bệnh nhân, khi nào dẫn lưu là tốt nhất. Trước khi dẫn lưu phải nới lỏng quần áo. Quan sát cẩn thận tất cả các ống thông hoặc dây dẫn có trên người bệnh nhân, và giữ cho các ống khỏi bị xê dịch khi đặt tư thế dẫn lưu. Với người bệnh nặng cần phải đo mạch, huyết áp trước và trong quá trình dẫn lưu. Người điều trị đứng phía trước mặt bệnh nhân để quan sát nét mặt người bệnh khi thay đổi tư thế dẫn lưu. Chuẩn bị cốc đờm.

Một số nguyên tắc: tư thế dẫn lưu là tư thế giúp người bệnh có thể ho khạc, đờm, dịch ở trong phổi ra khỏi phổi bằng đường khí phế quản được thuận lợi nhất. Đặt ở một tư thế phải duy trì ít nhất từ 5 đến 10 phút, nếu bị ứ đọng nhiều đờm dịch thì thời gian cần duy trì lâu hơn 20 đến 30 phút. Nguyên tắc phần phổi tổn thương được giải phóng, nằm phía trên, phần phổi lành nằm phía dưới sát mặt gường.

Ví dụ: tổn thương nằm ở phổi trái (tất cả các thùy) tư thế được dẫn lưu sẽ là phổi trái được giải phóng nằm ở phía trên còn phổi phải sát với mặt giường, quy ước gọi tư thế này là bệnh nhân nằm nghiêng trái, các động tác vỗ, rung, nhún sườn… sẽ tác động vào phần phổi trái đã được giải phóng (tùy mức độ tổn thương và sức khỏe của mỗi người bệnh để tác động một lực cơ học thích hợp).

Trước khi đặt tư thế dẫn lưu người bệnh được hướng dẫn kỹ thuật ho hữu hiệu, tập thở để phối hợp thực hiện. Các kỹ thuật vỗ, rung, nhún sườn sẽ được thực hiện trên người bệnh trong tư thế dẫn lưu thích hợp đó.

Nếu người bệnh có đờm dịch đặc, trước khi điều trị có thể làm khí dung, cho thuốc loãng đờm, uống nhiều nước.

Sau khi điều trị người bệnh trở lại tư thế cũ hoặc ngồi dậy từ từ.

Lưu ý: các chất dịch không tống ra ngay trong và sau dẫn lưu mà thường phải sau 30 phút đến 1 giờ, nên nhắc người bệnh chú ý ho khạc đúng quy định.

>>> Xem thêm bài: Kỹ thuật dẫn lưu tư thế

3. Kỹ thuật vỗ lồng ngực

– Mục đích: là tác động lực cơ học làm rung lồng ngực, làm long đờm kết hợp tư thế dẫn lưu để loại đờm, dịch ra khỏi đường hô hấp.

– Thực hiện: kỹ thuật được thực hiện trên thành ngực chỗ tương ứng với tổn thương. Bàn tay kỹ thuật viên khum, các ngón tay khép. Khi vỗ sẽ tạo nên một đệm không khí giữa lòng bàn tay và thành ngực. Khi vỗ, tay KTV phải thật mềm mại không nên đi thẳng vào vùng tổn thương ngay mà tiến dần từ xa đến, để người bệnh được thích nghi từ từ với sự can thiệp (nhất là đối với người bệnh đang sốt và đau, ngại bất kỳ một sự va chạm nào trên da thịt). Hai tay vỗ nhịp nhàng và di chuyển trên thành ngực với lực đều nhau. Bệnh nhân phải thư giãn và chùng cơ khi vỗ. Lực vỗ vừa phải, bệnh nhân có cảm giác dễ chịu. Sau một đợt vỗ hướng dẫn người bệnh ho hữu hiệu tống đẩy đờm dịch vừa được bong tống ra ngoài.

– Thời gian duy trì kỹ thuật: từ 3 đến 5 phút cho 1 lần vỗ.

– Lưu ý: nếu vỗ gây đỏ da, bệnh nhân khó chịu là bàn tay không khum, hoặc lực vỗ quá mạnh cần điều chỉnh lại.

4. Kỹ thuật rung lồng ngực

– Mục đích: kỹ thuật rung thường tiến hành sau khi vỗ hoặc xen kẽ giữa vỗ và rung trong khi dẫn lưu tư thế. Kỹ thuật rung cũng là tác động một lực cơ học làm long đờm, và đờm di chuyển vào phế quản, dẫn lưu thoát ra ngoài.

– Thực hiện: kỹ thuật rung chỉ làm vào kỳ thở ra, và cũng được áp dụng trên thành ngực ở chỗ tương ứng với vùng tổn thương. Hướng dẫn người bệnh hít vào sâu, hai tay KTV đặt chồng lên nhau trên thành ngực tổn thương, cổ tay và khuỷu tay của KTV phải luôn luôn thẳng. Khi người bệnh thở ra thì ấn đẩy, rung vào thành ngực tạo một lực rung cơ học. Kỹ thuật rung làm sao vỗ có tác dụng ấn đẩy đờm dịch vừa bong di chuyển vào phế quản để từ đó bằng ho hiệu quả sẽ đẩy hắt ra ngoài.

– Thời gian thực hiện kỹ thuật: từ 3 đến 5 phút.

– Lưu ý: những bệnh nhân có bệnh lý xương sườn như loãng xương, chấn thương ngực.

5. Kỹ thuật nhún sườn

– Kỹ thuật này cũng là một tác động cơ học giống kỹ thuật rung lồng ngực nhằm tống đẩy các chất đờm dịch ứ đọng ra ngoài nhưng với cường độ và áp lực mạnh hơn để mang lại hiệu quả tối đa. Kỹ thuật cũng được áp dụng trên thành ngực chỗ tương ứng với vùng tổn thương. Kỹ thuật chỉ áp dụng với người bệnh trẻ, thể trạng khá tốt, không áp dụng với người già yếu và có ho ra máu. Việc chỉ định cần được lựa chọn cẩn thận cho phù hợp nhất là khi người bệnh đang sốt, đang khó thở… Vì vậy một thái độ nhẹ nhàng kiên trì trước khi thực hiện kỹ thuật cũng có vai trò rất quan trọng để đạt hiệu quả.

– Thời gian thực hiện: từ 3 đến 5 phút.

– Lưu ý: các trường hợp có bệnh lý xương sườn để tránh gãy xương sườn.

6. Kỹ thuật tập thở

Tập thở có chỉ định rộng rãi, tương đối dễ thực hiện. Tập đúng yêu cầu thì hiệu quả thu được hết sức khả quan, chính nó tạo nên sức khỏe và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

>>> Xem chi tiết bài: Kỹ thuật tập thở

Originally posted 2017-12-25 03:46:12.

Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status