Người bệnh tràn dịch màng phổi được xếp vào nhóm bệnh phổi hạn chế. Đo thông khí phổi thấy VC, FVC, FEV1 < 80% số lý thuyết, chỉ số Gaensler, chỉ số Tiffenaeu trong giới hạn bình thường > 75% số lý thuyết.
1. Giải phẫu và sinh lý màng phổi
Màng phổi gồm màng phổi thành với nhiều sợi thần kinh cảm giác, tách từ các dây thần kinh gian sườn, màng phổi tạng không có các dây thần kinh này. Bình thường hai lá màng phổi áp sát vào nhau nhờ một lớp rất mỏng chất lỏng chứa protein (chỉ chừng dưới 1ml). Ở giữa 2 lá màng phổi này cũng không có không khí, và có một áp lực âm tính là 5cm H20.
Người bệnh tràn dịch màng phổi (TDMP) được xếp vào nhóm bệnh phổi hạn chế. Đo thông khí phổi thấy VC, FVC, FEV1 < 80% số lý thuyết, chỉ số Gaensler, chỉ số Tiffenaeu trong giới hạn bình thường > 75% số lý thuyết.
Khi màng phổi lành lặn không bị viêm hay không có tổn thương bệnh lý khác vẫn luôn có một dịch thấm từ màng phổi thành vào khoang màng phổi, dịch đó sẽ được màng phổi tạng hấp thu hết, vì vậy không có dịch ứ đọng trong khoang màng phổi, nhưng khi màng phổi bị nhiễm khuẩn thì phản ứng viêm sẽ xảy ra tại đó với các biểu hiện như sau:
1.1. Giai đoạn dịch thấm: lúc này màng phổi bị xung huyết nhưng còn mềm, phản ứng viêm làm tổ chức màng phổi bị thay đổi thành phần. Các chất cặn lắng của sợi tơ huyết (fibrine) rất dễ làm cho màng phổi bị dính vào nhau, nhưng lúc này nó còn bóc tách ra dễ dàng, cũng lúc này các cơ hô hấp (cơ hoành, các cơ gian sườn) bị ức chế do đau và xuất hiện co rút ngoại biên và lan tỏa (các cơ thang, cơ ngực to và cơ liên đốt sống). Chính ở giai đoạn này việc tập luyện phục hồi chức năng còn hiệu quả rất cao.
1.2. Giai đoạn tích tụ là giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn này dịch thường tập trung ở các vùng thấp của sườn hoành, ở đây có tình trạng lắng dọng của sợi fibrine liên tiếp đóng lên lá màng phổi, bởi sự tích tụ của lá thành, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc dính màng phổi, bởi sự tích tụ của những mảnh vụn tơ huyết còn lại trong các khe (sườn hoành). Tiếp tục là giai đoạn liền sẹo của sợi fibrine. Bề mặt của các sợi tơ huyết có xu hướng xơ cứng lại, không hồi phục và có tính chất định khu (hiện tượng tràn dịch khu trú, hay tình trạng ổ cặn do viêm màng phổi mủ mạn tính do không được điều trị và tập luyện sớm). Trong giai đoạn này người ta thấy màng phổi có sự viêm dày làm cản trở sự giãn nở của phổi, sự hạn chế này còn bởi tình trạng calci hóa làm màng phổi trở thành một túi xơ cứng. Ngoài phổi có tình trạng co rút của các khoang liên sườn do hiện tượng teo cơ gây nên tình trạng co kéo và vẹo lệch cột sống.
1.3. Giai đoạn cuối cùng xảy ra ở phổi, do sự xơ và co rút các phế nang là hậu quả của giãn phế nang và cũng có thể là điều kiện thuận lợi cho một giãn phế nang thứ phát.
Với quá trình tiến triển giải phẫu bệnh lý của màng phổi như trên thì việc đặt ra một chương trình tập luyện đồng thời với việc dùng hóa trị liệu trong điều trị TDMP giữ vai trò vô cùng quan trọng. Điều này cho thấy việc điều trị tràn dịch màng phổi cần phối hợp với một chương trình vận động phục hồi chức năng sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Chính vì vậy chương trình luyện tập PHCNHH cần được ứng dụng sớm (ngay khi người bệnh mới nhập viện). Việc tập luyện này cũng phải tích cực, phải duy trì thật đều đặn trong 3 tuần đầu với sự kiểm soát của người điều trị sau đó việc tập luyện còn phải duy trì đều đặn sau khi xuất viện từ 4 đến 6 tháng, rất cần sự hiểu biết và sự hợp tác bền bỉ của người bệnh.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
2. Các kỹ thuật điều trị
Bao gồm việc tập thở nhằm tăng thông khí, mặt khác cũng giúp cho việc tống đẩy dịch ra khi đang có dẫn lưu dịch. Hướng dẫn điều trị cần phải lưu ý giai đoạn còn dịch hay hết dịch.
Các kỹ thuật PHCNHH được áp dung cụ thể như sau:
2.1. Tư thế của người bệnh
Trong giai đoạn còn dịch phải rất lưu ý tư thế nằm, cần phải nhắc người bệnh không nằm nghiêng về bên có dịch, vì đây sẽ tạo thuận lợi cho việc dính các màng phổi lại với nhau. Người bệnh nằm nghiêng về bên lành, làm cho bên dịch được giải phóng, nhờ đó dịch được láng đều trong khoang màng phổi. Đây còn được gọi là tư thế đôi bên, tư thế này giúp các màng phổi không có điều kiện dính lại với nhau ở các khe hẹp.
2.2. Tập thở
2.2.1. Tập thở hoành là chủ yếu.
Cơ hoành ở bệnh nhân bị TDMP bị kém hoạt động rất nhiều nhất là bên tổn thương. Khi dịch đã hết cần huy động sự hoạt động trở lại, do vậy khuyến khích người bệnh tập thở hoành thật tích cực. Tập thở hoành ở các tư thế, đầu tiên ở tư thế nằm. Người bệnh sau quá trình bị tràn dịch các cơ bị co cứng, nên việc tập luyện với các cơ hô hấp là cần thiết. Trước hết có thể xoa bóp lồng ngực trên các cơ để tăng cường dinh dưỡng và giúp cơ hoạt động trở lại bởi khi bị tổn thương cơ giảm hoạt động do đau và còn có thể do bị cứng cơ nữa.
2.2.2. Thở cơ hoành có trợ giúp
Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng về phía có dịch. Người kỹ thuật viên (KTV) đứng bên cạnh với vị trí thuận lợi, dùng một tay đặt lên vùng sườn cuối của bên có dịch, còn tay kia dùng dể kiểm tra phần lưng của người bệnh, nhắc người bệnh không cong lưng lên khi tập thở.
Đầu tiên hướng dẫn người bệnh hít vào theo khả năng. Khi người bệnh thở ra, hai bàn tay của KTV cũng nới lỏng tay ra.
Ở giai đoạn cuối của thì thở ra, tay người KTV sẽ đẩy về phía cơ hoành, lực đẩy lên này sẽ được bắt đầu vào cuối thì thở ra và tăng dần cho đến hết ở thì hít vào. Nhắc người bệnh hít vào sâu tối đa để giúp cơ hoành di động tốt và mở rộng túi sườn hoành ở bên bị bệnh.
Lưu ý: người bệnh có thể hơi uốn người sang bên lành, nhằm tác động trực tiếp lên vùng màng phổi tổn thương phía bên kia. Khi đã quen người bệnh sẽ dùng chính bàn tay của mình trợ giúp cho động tác thở.
2.2.3. Thở hoành có trợ kháng
Cũng tương tự như thở cơ hoành có trợ giúp nhưng khác là người bệnh lại nằm nghiêng về bên bệnh. KTV đứng bên cạnh, một tay để xuống dưới tương đương với tổn thương và một tay để lên thành ngực phía trên của người bệnh. Khi người bệnh hít vào, tay KTV nới lỏng ra và khi người bệnh thở ra thì tay KTV ấn nhanh vào vùng tổn thương. Tập thở như vậy sẽ mở rộng được các khoang sườn chống lại sự co kéo vào của 1 bên ngực bị bệnh và tạo nên một sự thông khí có hiệu quả hơn.
3. Tập thở kết hợp điều chỉnh tư thế
Trong quá trình bị bệnh bản thân tổn thương tràn dịch gây ra đau và người bệnh tự phản xạ bằng những tư thế tự nhiên là nghiêng về bên đó, tư thế này không được điều trị ngay thì sau này sẽ trở thành tư thế vẹo lệch, tiếp theo là có sự co kéo cột sống. Do vậy việc tập luyện điều chỉnh tư thế là một chỉ định bắt buộc đối với người bị TDMP dù ở giai đoạn sớm hay muộn.
Việc tập luyện cần được áp dụng từ từ trong khả năng người bệnh có thể chịu được. Lần tập đầu tiên cho đến lần thứ hai,
thứ ba thường làm người bệnh đau, do vậy cần khuyến khích họ vượt qua cho đến lần tập thứ 5, 6 và thường là sau 1 tuần người bệnh sẽ thích nghi với cường độ tập và sẽ không còn đau nữa.
Việc luyện tập thường bắt đầu từ 5 đến 10 phút và duy trì với thời gian tối đa không quá 30 phút cho 1 lần tập. Sau đó sẽ trở thành một thói quen của người bệnh và duy trì ít nhất là 4-6 tháng sau khi bị bệnh. Quá trình tập cần được giám sát và kiểm tra bằng các thông số lượng giá như đo độ giãn nở của phổi, đo độ lệch xương bả vai và tốt nhất là đo chức năng hô hấp: dung tích sống (VC), chỉ số Tiffneau. Kết quả cải thiện các thông số này sẽ khích lệ rất lớn cho người bệnh để khuyến khích họ tiếp tục luyện tập và đạt được mục đích cuối cùng là hòa nhập trở lại với môi trường sống.
Cùng với mục đích tập thở cơ hoành như trên còn có thể kết hợp các dụng cụ khác để điều chỉnh tư thế làm tăng độ giãn nở của phổi và kết hợp vận động tăng thể lực, bao gồm các kỹ thuật sau:
- Tập thở với gậy
- Tập thở với thang tường
- Tập thở với ròng rọc
- Tập với đai vải
Originally posted 2017-12-26 04:05:26.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !