Đau thắt lưng là một trong những hội chứng của nhiều nguyên nhân và rất hay gặp trong cuộc sống, Cột sống thắt lưng có cấu trúc đặc biệt vừa đảm bảo khả năng vận động linh hoạt, vừa có sức chịu đựng mọi áp lực và sức nặng do hoạt động, do đó chứng đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với chức năng lao động của bệnh nhân.
1. Các chức năng bất thường của cột sống gây đau:
Là chức năng sai lệch gây đau, tác động lên các thành phần nhận cảm đau ở cột sống gồm: dây chằng trước, đót sống, dây chằng sau, rễ thần kinh, mặt khớp liên đốt.
– Sai lệch chức năng trong thế nghỉ: góc cùng – thắt lưng gia tăng theo sự gia tăng của độ ưỡn sinh lý, chức năng sai lệch này là do các nguyên nhân: tư thế xấu, mang thai, cơ lưng và cơ bụng yếu, hẹp lỗ liên đốt cùng – thắt lưng, cơ thắt cơ lưng.
– Sai lệch chức năng trong tư thế vận động: khi cột sống di động có sự kích thích các thành phần nhận cảm đau, bao gồm:
+ Hoạt động bình thường trên một cột sống thắt lưng bị tật cơ cấu: các tặt cơ cấu gồm mặt khớp liên đốt không thẳng, cơ cứng cơ cạnh sống, cùng hóa dốt L5, hạn chế tầm vận động khớp háng, cu thắt cơ tam đầu đùi.
+ Hoạt động không bình thường với một cột sống thắt lưng bình thường: cột sống chịu lực mang quá sức, mang vật nặng vừa phải nhưng để vật cách xa thân mình (theo nguyên tắc đòn bảy sẽ làm lực tác động lên cột sống là rất lớn), mang vật nặng vừa phải nhưng trong thời gian dài.
+ Hoạt động bình thường với một cột sống không chuẩn bị: khi chuẩn bị mang vật nặng chúng ta phải ước lượng trọng lượng để ra lực cơ phù hợp, nếu lực cơ quá mạnh thì vật sẽ dội lại, nhưng nếu ra lực cơ quá yếu vật nặng sẽ gây áp lực lên cơ, dây chằng, bao khớp.
2. Phục hồi chức năng: Sửa chữa nguyên nhân cơ giới gây đau:
– Nếu góc cùng thắt lưng tăng và độ ưỡn tăng: Vận động tập nghiêng xương chậu với các bước tiến hành sau:
+ Khởi đầu bằng thế nằm ngửa, đầu gối và háng gập, cần cho bệnh nhân nắm vững vận động nghiêng xương chậu, nên tập từ dễ đến khó. Nói bệnh nhân lấy lưng đè xuống mặt giường, hoặc để tay bệnh nhân dưới lưng và bảo bệnh nhân lấy lưng đè lên tay.
+ Sau đó nghiêng xương chậu tiếp tục bằng cách đưa mông lên cao, và giữ mông thôi chứ không đưa lưng lên. Việc nghiêng xuơng chậu với hai chân duỗi ra, và cần chú ý cột sống lưng không được ưỡn ra phía trước.
+ Sau cùng tập nghiêng xương chậu trong tư thế đứng, lưng và gót chân áp sát vào tường.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Thiết bị điều trị nhiệt
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Nếu cơ bụng yếu: Tập cuốn thân người lên theo các bước sau:
+ Trong tư thế nằm, đầu gối và háng gập, bệnh nhân cuốn thân lên với sao cho mũi chạm gần đầu gối.
+ Tập cuốn thân người lại từ tư thế ngồi sang tư thế nằm, tay vịn trên hai đầu gối, thả người ra phía sau. Bài tập này áp dụng khi cơ bụng quá yếu không thể tập theo bài tập trên được.
– Nhóm cơ cạnh sống co thắt: Tập kéo giãn cơ lưng:
+ Khởi đầu tập kéo dãn một bên rồi sang bên khác. Người bệnh nằm ngửa hai tay nắm lấy một đầu gối, kéo đầu gối về phía vai cùng bên.
+ Sau đó kéo cả hai đầu gối cùng lúc lên sát ngực một cách đều đặn.
+ Vận động tập mạnh cơ bụng: Có thể tập trong tư thế ngồi, hai chân co lại và dang ra, gập thân mình xuống giữa hai chân.
– Cơ ụ ngồi co thắt
Nên lưu ý sự co thắt ở đây là do cơ co rút lâu ngày chứ không phải là phản ứng viêm thần kinh toạ, trường hợp này không có chỉ định kéo dãn cơ ụ ngồi. Lưu ý khi dãn cùng một lúc hai cơ có thể gây phản ứng đau nên việc kéo dãn chỉ thực hiện cho từng cơ một theo cách sa:
+ Bệnh nhân được đặt trong thế ngồi, một chân duỗi thẳng một chân co lại và đầu gối dang ra
+ Cúi người xuống, dùng ngón trỏ bàn tay chạm vào ngón chân cái của chân duỗi. thẳng
– Nhóm cơ gập hông co thắt
Mục đích ở đây là làm sao kéo dãn nhóm cơ gập hông (cơ thắt lưng – chậu) mà không làm tăng độ ưỡn của cột sống lưng. Vì thế trước khi tập bệnh nhân phải nghiêng xương chậu để giữ cột sống lưng cho bằng phẳng.
Kỹ thuật viên hướng dẫn các tư thế kéo dãn nhóm cơ này để cho bệnh nhân thực hiện.
– Xương chậu nghiêng
+ Sửa chữa bằng giầy tất: Tăng độ dầy của gót giầy phía chân bị ngắn để giữ cho xương chậu bằng lại.
+ Kéo dãn dây chằng, bao khớp bên phía lõm của cột sống. Bệnh nhân ở tư thế đứng, xương chậu quay ra phía sau, cách tường độ 50 – 60 cm, phía bị co rút cùng bên với phía tường, bệnh nhân lấy tay chống vào tường và nghiêng người đẩy đường trọng lực về phía tường ,động tác này có tác dụng làm cho các cơ, dây chằng ở một bên cột sống lưng và cơ căng cân đùi (Fascialata) được kéo dãn.
– Kết hợp thêm phương pháp vật lý trị liệu:
Ngoài các bài tập trên còn kết hợp thêm các phương pháp vật lý trị liệu sau đây:
Chiếu đèn hồng ngoại; Đắp paraphin để sử dụng sức nóng nhằm giảm đau, giảm co thắt cơ; Kéo dãn cột sống thắt lưng làm giảm co thắt cơ. giảm tình trạng quá ưỡn của cột sống thắt lưng.
– Sửa tư thế: Tư thế là một thói quen, sửa tư thế là sửa một thói quen xấu thành một thói quen tốt. Việc sửa chữa này đòi hỏi nhiều công phu và thời giờ của bệnh nhân và của kỹ thuật viên. Sửa chữa tư thế muốn có kết quả phải được thực hiện liên tục như sau:
+ Tư thế lưng bằng (Flat back) và xương chậu nghiêng ra phía sau: gĩư tư thế này khi làm việc nặng, hoặc khi ngồi lâu.
+ Khi cúi xuống đầu gối phải gập lại, cơ ụ ngồi không giới hạn việc nghiêng của xương chậu.
+ Khi phải đứng lâu và hơi khom người: Nên giữ đường trọng lực đúng ngay khớp háng và trục của chân bằng cách giữ cột sống lưng cho thẳng và có thể co một chân lại để cơ chậu thắt lưng khỏi kéo cột sống lưng ra phía trước.
+ Ngồi lâu phải ngồi cho đúng tư thế,diện tích ngồi phải rộng, chân ghế phải cao vừa đủ cho chân chạm đất và tựa lưng giữ cột sống lưng cho thẳng giúp cho cơ không bị kéo dãn. Lưu ý: Tránh ngồi ghế quá thấp làm cho cơ vùng ụ ngồi bị kéo dãn, cột sống bị ưỡn quá về phía trước.
Originally posted 2012-05-20 06:30:24.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !