(ĐTĐ) – Bệnh nhân bị mất tai, ngón tay, ngón chân bị co quắp hay cổ bị kéo gập… là những hình ảnh thường thấy ở khoa Phục hồi chức năng- Vật lý trị liệu (PHCN), Viện Bỏng Quốc gia.
Đó là hậu quả tất yếu của những bệnh nhân bị bỏng sâu, bỏng diện rộng nhưng sau khi điều trị bỏng lâm sàng đã “quên” một quá trình điều trị không kém phần quan trọng là phục hồi chứng năng.
Tìm đến khoa PHCN (Viện Bỏng Quốc gia) mới thấy hết được tai nạn bỏng để lại hậu quả đau đớn và ám ảnh mỗi người đến thế nào. Anh Lê Trường Sơn (SN 1976, trú tại xã Hương Long, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) mưu sinh bằng công việc cưa gỗ. Một ngày cuối năm 2009, đang dở đường cưa thì máy hết xăng. Anh Sơn lấy can xăng dựng góc tường đổ vào máy nhưng quên không vặn nắp bình xăng nên khi anh châm một điếu thuốc lá hút đã gây ra một vụ hỏa hoạn. Khắp người anh bùng lửa, thiêu cháy anh như một ngọn đuốc. Tưởng rằng, lưỡi hái tử thần đã lấy đi mạng sống của anh nhưng anh đã được Viện bỏng Quốc gia cứu sống.
Bệnh nhân Vũ Quang Huy đang tập đi lại tại khoa PHCN
Bác sỹ Nguyễn Mạnh Hùng khuyến cáo: Thường thì, sau khi bị bỏng diện rộng, bỏng sâu ở những vùng khớp, vùng vận động, bệnh nhân có nguy cơ bị co kéo, sẹo lồi, sẹo phì đại. Vì vậy, sau khi điều trị tại các khoa bỏng lâm sàng, bệnh nhân nên đến khoa PHCN để được các bác sỹ, nhân viên PHCN khám và có hướng điều trị thích hợp như hướng dẫn tập vận động, nẹp chống co kéo… để hạn chế sẹo, làm cho sẹo “đẹp” hơn, đảm bảo chức năng của các cơ quan trên cơ thể, cũng là giúp bệnh nhân có cơ hội trở về sống và hòa nhập với cộng đồng. |
Ngày anh được ra viện, các vết sẹo trên cơ thể anh đã tương đối ổn định. Đang chuẩn bị về nhà, được các bác sỹ chỉ định xuống khoa PHCN để điều trị tiếp bởi, theo các bác sỹ, các vết bỏng của anh là bỏng sâu, lại “dính” vào nhiều vùng vận động nên nếu không PHCN sẽ để lại sẹo rất xấu. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp nên anh qua khoa PHCN được vài bữa thì xin về nhà.
Về đến nhà, kinh tế kiệt quệ, anh hầu như quên hẳn việc PHCN sau bỏng của mình. Những ngày đầu, thấy những vết sẹo trên cơ thể không có dấu hiệu chuyển biến gì, anh cho rằng đã khỏi hẳn. Nhưng đến cuối tháng thứ tư, những vết sẹo đó cứ lồi lên, mọc ra một lớp thịt mới màu nâu đen trông rất kỳ quái.
Mỗi ngày soi gương, rồi sờ khắp người anh thấy cơ thể bị “đùn” ra quá nhiều sẹo. Điều này khiến anh Sơn hoang mang vô cùng nhưng chẳng biết làm gì hơn cả. Đến tháng thứ sáu, trên mặt anh có một lớp sẹo lồi ra như quả phật thủ. Sẹo mọc che lấp tai khiến anh nghe không rõ tiếng.
Phần cổ của anh bị sẹo “đùn” ra dẫn đến co kéo và anh không thể ngẩng đầu, đi thẳng một cách bình thường được. Các ngón tay cũng vậy, chúng bị co quắp và rất khó để cầm nắm vật gì. Đầu năm 2011, anh buộc phải quay lại bệnh viện để được phẫu thuật cắt bỏ sẹo và tiếp tục PHCN.
Cháu Vũ Quang Huy (8 tuổi, trú tại xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) bị 50 lít nước đang sôi đổ vào người gây bỏng nặng khắp cơ thể, xảy ra đúng ngày mùng 2 tết năm Tân Mão 2011. Nguyên nhân do trong lúc đùa nghịch với bạn bè, cháu đã bị nồi nước đang đun trên bếp lò đổ vào người.
Sau gần hai tháng điều trị, cháu đã qua khỏi và được chuyển xuống khoa PHCN. Chị Phạm Thị Bính, mẹ cháu Huy tâm sự: “Có bị bỏng rồi mới biết, di chứng để lại sau bỏng rất lớn và đau đớn. Quá trình hồi phục lại những chức năng vốn có của cơ thể là cả một chặng đường dài, chỉ cần lơ là một ngày là mất đi một phần cơ hội trở thành người bình thường….”.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm khoa PHCN (Viện Bỏng Quốc gia) cho biết: Do thiếu hiểu biết, nhiều bệnh nhân sau khi điều trị bỏng tại các khoa lâm sáng là về nhà ngay dù được bác sỹ chỉ định xuống tiếp tục điều trị ở khoa PHCN. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, bệnh nhân đó phải trở lại bệnh viện do những di chứng của bỏng để lại như sẹo lồi, co kéo, tay chân co quắp… Việc điều trị lúc này phức tạp và tốn kém hơn gấp nhiều lần vì bệnh nhân sẽ phải trải qua nhiều lần phẫu thuật và điều trị kéo dài.
Nguồn Phapluatxahoi.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !