(ĐTĐ) – Đột quỵ thường là hậu quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có trước đó. Đặc biệt, đối với nam giới, những người thường có tâm lý chủ quan trước các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ của cơ thể và lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Vì sao đột quỵ?
Đột quỵ là tình trạng tổn thương mạch máu não đột ngột, hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Có hai nguyên nhân thường gây ra tình trạng này:
• Nhồi máu não (mạch máu não bị tắc nghẽn) làm dòng máu lên nuôi não bị ngừng trệ, phần não sau chỗ tắc không nhận được máu.
• Xuất huyết não (vỡ mạch máu trong não) làm cho dòng máu lên nuôi não tràn ra ngoài và vào trong mô não, gây chèn ép và phá hủy mô não.
Khi não bị tổn thương sẽ không thể tiếp tục hoạt động, dẫn đến phần cơ thể do phần não tổn thương điều khiển ngưng hoạt động.
Ai có khả năng bị đột quỵ?
Các nghiên cứu về dịch tễ trên thế giới ghi nhận, những người có một trong các yếu tố sau đây sẽ gia tăng khả năng mắc bệnh đột quỵ (hoặc tái phát đột quỵ):
• Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ
• Đái tháo đường
• Bị bệnh tim mạch, đặc biệt là rung nhĩ, bệnh mạch vành, bệnh lý ở van tim
• Có tiền căn đột quỵ hoặc tiền căn gia đình có người bị đột quỵ
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
• Béo phì, tăng cholesterol, tăng mỡ máu, hay có cơn thiếu máu não thoáng qua
• Ít vận động
• Uống nhiều rượu bia
• Hút thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý khác, như xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp…
• Tuổi cao, nhất là người trên 60 tuổi.
Nam giới có tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn nữ giới.
Đột quỵ thường để lại những hậu quả gì?
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của nhu mô não, bệnh nhân sẽ có những sự suy giảm tương ứng ở các chức năng vận động, cảm giác, khả năng suy nghĩ và diễn đạt. Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể có một vài trong số những hậu quả sau đây:
• Yếu nhẹ nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể)
• Giảm và mất cảm giác một bên cơ thể
• Loạn vận ngôn, tức nói năng khó khăn hoặc nói líu nhíu
• Rối loạn ngôn ngữ, tức khó nói thành từ hoặc khó hiểu những điều đang nói
• Khó nuốt hoặc nuốt sặc
• Giảm thị lực và (hoặc) giảm thị trường, tức nhìn bị hạn chế
• Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạng
• Thay đổi về nhận thức, tức các vấn đề về trí nhớ, khả năng đánh giá, giải quyết vấn đề hoặc kết hợp tất cả những khả năng này
• Thay đổi hành vi, tức thay đổi tính cách, có ngôn ngữ và hành động không thích hợp.
Người bị đột quỵ có khả năng hồi phục hay không?
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ, trong lần đột quỵ đầu tiên, khoảng 1/3 số bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, 1/3 bị tàn phế nặng và 1/3 có thể bị tử vong; các lần đột quỵ tái phát sẽ có nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn.
Mức độ ảnh hưởng của đột quỵ thường nặng nề nhất ngay sau khi xảy ra. Sau đó, phần lớn các trường hợp, bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Mức độ hồi phục sẽ phụ thuộc vào vị trí của thương tổn trong não bộ, độ nặng của tổn thương, các bệnh lý đi kèm và tiến trình điều trị phục hồi chức năng.
Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh đột quỵ:
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ góp phần rất quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Các dấu hiệu này bao gồm:
• Bất ngờ có cảm giác tê hay mất cảm giác, hoặc yếu, liệt cơ mặt, yếu tay, chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể
• Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân
• Đột ngột hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể
• Đột ngột giảm hoặc mất thị lực ở một hay cả hai mắt
• Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu ngôn ngữ
Khi có một trong những dấu hiệu vừa nêu, phải đi khám hoặc nhập viện ngay lập tức!
Cách phòng ngừa đột quỵ:
Đột quỵ thường là hậu quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có trước đó. Đặc biệt, đối với nam giới, những người thường có tâm lý chủ quan trước các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ của cơ thể và lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Sau đây là một vài lời khuyên để phòng ngừa bệnh đột quỵ:
• Ngừng thói quen hút thuốc lá và tránh khói thuốc lá của người khác
• Điều trị thật tốt bệnh cao huyết áp (nếu có)
• Kiểm soát đường huyết nếu bị đái tháo đường
• Duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít dầu mỡ, ít muối và cholesterol. Giữ trọng lượng cơ thể trong tầm kiểm soát
• Năng hoạt động thể chất
• Tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc
• Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Phục hồi chức năng sau đột quỵTheo khuyến nghị về hoạt động thể chất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới, các bài tập aerobic và bài tập tăng cường cơ bắp vài lần một tuần có tác động tích cực đến sức khỏe. Khuyến nghị này cũng có thể áp dụng cho người đã bị đột quỵ. Trên thực tế, khả năng tập luyện của bệnh nhân đột quỵ sau khi xuất viện hoặc kết thúc liệu trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng thường bị hạn chế. Những di chứng sau đột quỵ khiến bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi duy trì hoạt động thể lực một cách bình thường, họ có nguy cơ rơi vào trạng thái buồn nản do sức khỏe giảm sút. Do đó, nên khuyến khích bệnh nhân đi bộ, leo cầu thang, làm vườn, làm việc nhà, chơi với con cháu. Các bài tập thể dục nên thực hiện bao gồm bài tập xoay tròn, bài tập đạp xe với tay và chân, đi bộ trên máy, tập luyện theo nhóm và tập thể dục thẩm mỹ dưới nước. Sau đây là những bài tập, cường độ và tần suất tập luyện dành cho người bệnh sau khi đột quỵ: • Bài tập hiếu khí: Đi bộ với gậy, bài tập mô phỏng động tác đạp xe, khiêu vũ. Cường độ gắng sức từ 60-80%, thở dốc từ mức độ nhẹ đến trung bình. Mỗi tuần tập từ 2-5 buổi, kéo dài 10-60 phút/buổi. • Bài tập tăng cường sức mạnh: Tập với máy nâng tạ bằng chân, bài tập gập/duỗi cơ, bài tập cải thiện chức năng, vận động đơn. Khởi đầu với 50% sức mạnh, tăng dần tới 70-80%. Tần suất 1-3 lần/tuần, trong khi tập chú ý tăng cường độ tập chứ không phải tăng số lần lặp lại động tác. Mỗi lần tập 3 lượt với 25-50 lần lặp lại động tác. • Bài tập giữ thăng bằng 1-3 lần/tuần. |
Nguồn Doanhnhansaigon.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !