Chống chỉ định. Bệnh nhân lo âu, căng thẳng, bối rối rõ rệt. Được biết quá mẫn với thành phần thuốc. Tăng nhãn áp. Tiền sử gia đình hoặc chẩn đoán có h/c Tourette. Đang điều trị IMAO & trong vòng ít nhất 14 ngày dừng IMAO.
Chuyên mục: Dược thư quốc gia Việt Nam
BỘ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 2033/QĐ-BYT
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành bộ “Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam về việc ban hành bộ “Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bộ “Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai”, bao gồm 700 chuyên luận thuốc và 24 chuyên luận hướng dẫn chung.
Điều 2. Dược thư quốc gia Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Y tế nhằm cung cấp cho các thầy thuốc và cán bộ y tế những hiểu biết đúng về thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
Điều 3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cấp phát thuốc, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, viện nghiên cứu y dược, trường đại học, trung học y dược, các thầy thuốc cần nghiên cứu, nắm vững nội dung của Dược thư quốc gia Việt Nam để áp dụng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với quy định tại Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai đều bị bãi bỏ.
Điều 5. Các Ông/Bà Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo, Giám đốc Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệu trưởng các trường Đại học Y, Dược, Chủ tịch Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Giám đốc Trung tâm Dược điển – Dược thư Việt Nam, Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Thị Kim Tiến
LỜI NÓI ĐẦU
Dược thư quốc gia Việt Nam ra đời lần đầu tiên năm 2002 do Bộ Y tế biên soạn và ban hành với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác và phát triển quốc tế Thụy Điển. Bộ sách bao gồm 500 chuyên luận thuốc gốc và 20 chuyên luận chung. Năm 2007, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Bản bổ sung với 100 chuyên luận thuốc. Sau hơn mười năm ban hành và áp dụng, Dược thư quốc gia Việt Nam đã trở thành cẩm nang trong công việc hàng ngày của thầy thuốc và cán bộ y tế, là tài liệu tham chiếu quan trọng cho các hoạt động liên quan đến sử dụng thuốc tại các bệnh viện và các cơ sở y – dược trong toàn quốc.
Hoạt động biên soạn Dược thư quốc gia Việt Nam đã trở thành công việc thường xuyên của Bộ Y tế. Từ năm 2009, Bộ Y tế tiếp tục cập nhật và biên soạn mới các chuyên luận Dược thư quốc gia Việt Nam. Năm 2011, Bộ Y tế ban hành cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam 2, tập I với 150 chuyên luận thuốc được sửa đổi, bổ sung cập nhật và 10 chuyên luận thuốc mới.
Từ năm 2012 đến nay, hoạt động biên soạn Dược thư quốc gia đã đạt được những thành quả đáng kể, Hội đồng Dược thư quốc gia đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung cập nhật 450 chuyên luận thuốc, biên soạn mới 90 chuyên luận thuốc gốc và 24 chuyên luận chung. Các chuyên luận thuốc được biên soạn theo một quy trình chặt chẽ, khoa học bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn, có kiến thức y dược sâu rộng và với tinh thần trách nhiệm cao.
Trong lần xuất bản này, các chuyên luận thuốc của cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam 2, tập I được tập hợp cùng với 540 chuyên luận mới biên soạn tạo thành bộ Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ hai bao gồm 700 chuyên luận thuốc và 24 chuyên luận chung, giúp cán bộ y tế dễ tra cứu và sử dụng.
Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia y, dược đã đóng góp công sức, thời gian và kiến thức quý báu của mình cho bộ Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ hai.
Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bộ Y tế luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tổ chức biên soạn.
Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các cán bộ của Trung tâm Dược điển – Dược thư Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật và các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình đóng góp cho công tác biên soạn, hoàn thành bản thảo, xuất bản và in ấn tài liệu quý giá này.
HỘI ĐỒNG DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM CHỦ TỊCH
TS. Nguyễn Quốc Triệu
Phân tử chất béo ngoại sinh sẽ bị thủy phân phần lớn trong vòng tuần hoàn và bị giữ lại bởi các receptor của LDL ngoại vi và ở gan. Tốc độ phân giải tùy thuộc vào công thức phân tử của chất béo, tình trạng bệnh lý, tình trạng dinh dưỡng và tốc độ truyền.
Chuẩn độ liều từng thành phần, tăng đến liều kế tiếp để làm giảm nguy cơ tụt huyết áp và các tác dụng không mong muốn khác (tối đa 320 mg valsartan và 25 mg hydrochlorothiazide).
Nếu xảy ra sốc, phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, sốt, phù mạch và mẫn cảm (co thắt phế quản hoặc hạ huyết áp): ngừng dùng thuốc. Nhức đầu, buồn ngủ, rối loạn cảm giác, lạt lưỡi. Run, giật run cơ, co giật và bệnh não đối với bệnh nhân suy thận.
Tiêm truyền tĩnh mạch chậm khoảng 60 phút (tiêm truyền ở tĩnh mạch lớn sẽ giảm thiểu khó chịu cho bệnh nhân và làm giảm nguy cơ kích ứng tĩnh mạch).
Suy gan và AST tăng khi sử dụng Cosmegen trong vòng 2 tháng sau xạ trị điều trị bướu Wilm ở thận phải; gia tăng tỷ lệ khối u thứ phát. Chỉ sử dụng ở trẻ em < 12 tháng tuổi khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
Phản ứng phụ nhẹ, thoáng qua: Đau bụng, phù, suy nhược, nhức đầu; tim đập nhanh; tiêu chảy, buồn nôn; đau lưng; chóng mặt; khô miệng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm hầu, nhiễm trùng hô hấp trên; nổi mẩn.
Tránh dùng chung chế phẩm bổ sung K, muối chứa K, HCTZ có thể gây phản ứng đặc ứng khi mới bắt đầu dùng thuốc.