(ĐTĐ) – Cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ có thể đi vào phía trước hoặc đi vào phía sau cột sống. Đường mổ đi vào phía sau có nhiều biến chứng và việc cắt bỏ đĩa đệm nhiều khi không thực hiện được. Người bệnh có thể liệt tứ chi, rối loạn nghiêm trọng chức năng hô hấp và tim mạch do tổn thương tủy cổ. Do vậy cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu được thực hiện bằng đường vào phía trước cột sống.
Cắt bỏ đĩa đệm bằng đường vào lối trước không có hàn xương (discectomy without fusion) là phương pháp kinh điển được Hirsch D (1960) mô tả đầu tiên và được áp dụng cho đến ngày nay. Ở phương pháp này, sau khi cắt bỏ đĩa đệm người ta không đưa bất kỳ vật liệu gì để thay thế chỗ đĩa đệm vừa được lấy bỏ; có thể tiến hành cắt bỏ hoàn toàn đĩa đệm và các gai xương phát triển về phía ống sống mà không gây tổn thương tủy và rễ thần kinh. Là phương pháp an toàn và cho hiệu quả cao.
Vấn đề tranh cãi là có hàn xương hay không có hàn xương với những trường hợp thoát vị một đĩa đệm. Hầu hết các tác giả đều cho rằng không nhất thiết phải hàn xươngneeus chỉ thoát vị một đĩa đệm. Nhưng nếu thoát vị kèm mất vững cột sống hoặc thoát vị nhiều tầng thì sau khi cắt bỏ các đĩa đệm cần phải hàn xương vào gian đốt sống để đảm bảo cho cột sống vững chắc, không bị di lệch thứ phát sau mổ, đảm bảo chiều cao của đĩa đệm và độ ưỡn của cột sống cổ.
Chỉ định: Cho những trường hợp thoát vị một hoặc hai đĩa đệm nhưng không kèm theo mất vững cột sống (không trượt đốt sống), không hẹp ống sống.
Kỹ thuật: Rạch da theo nếp lằn cổ trên (nếu vào đĩa đệm C3-C4 hoặc C4-C5); theo nếp lằn cổ dưới (nếu vào đĩa đệm C5-C6, hoặc C6-C7). Cũng có thể rạch da dọc theo cơ ức đòn chũm nếu mổ thoát vị 2 hoặc 3 đĩa đệm, đòi hỏi trường mổ rộng.
Cắt bỏ đĩa đệm bằng đường vào lối trước
Cắt cân cổ nông, đi vào khe giữa cơ ức đòn chũm và khí quản, sờ xác định động mạch cảnh gốc rồi kéo động-tĩnh mạch và cơ ức đòn chũm ra ngoài, che chắn và bảo vệ cho chúng không bị tổn thương. Khi tới mặt trước thân đốt sống, cắm kim vào khe đĩa đệm giữa 2 đốt sống rồi chụp phim đánh dấu để xác định vị trí đĩa đệm thoát vị. Tiến hành lấy đĩa đệm bằng mắt thường hoặc bằng kính hiển vi phẫu thuật. Thận trọng khi lấy đĩa đệm để không làm tổn thương rễ thần kinh, không làm rách màng cứng và tổn thương tủy.
Biến chứng: Tổn thương động mạch cảnh gốc, tổn thương khí quản, thực quản, tổn thương dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn…
Originally posted 2011-05-13 08:01:33.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !