Hậu phẫu:
Sau mổ tạo hình dây chằng chéo, cần phải thường xuyên giữ liên lạc với các bác sĩ chỉnh hình đã mổ trực tiếp cho mình, vì chỉ có họ mới biết những thay đổi về kỹ thuật trong mổ.Các thông tin về bệnh khác nên trình bầy với từng thầy thuốc chuyên ngành như phục hồi chức năng, nội khoa,….
Bất động Sau mổ tuỳ thuộc vào phẫu thuật viên, nhìn chung thì không cần phải bất động hay nịt gối. Nếu có khâu sụn chêm trong khi phẫu thuật thì bắt buộc phải bất động .
Tập đi một vài ngày sau mổ có thể đi lại được bằng nạng, phải dùng nạng trong một vài tuần.
Nằm viện có thể từ 24 giờ cho tới một tuần.
Khám lại sau mổ: thông thường là một vài tuần sau mổ. Cái chính là không được lưỡng lự khi có giấy mời khám lại của bệnh viện , và phải đến ngay nếu có những dấu hiệu bất thường của gối: đau, sưng gối, sốt, chẩy dịch ở vết mổ….
Luyện tập bắt đầu sớm nhất sau phẫu thuật . Có thể thực hiện trong trung tâm chuyên chỉnh hình (trong vòng 3-4 tuần) hay tập tại nhà. Một chương trình tập cần phải do phẫu thuật viên chỉ định, vì có thể còn liên quan tới kỹ thuật đã áp dụng trong mổ. Kéo dài thời gian luyện tập trong vòng hai tháng. Trong một vài trường hợp, đặc biệt vận động viên thể thao, cần tập vận cơ thì phải từ tháng thứ sáu trở đi.
Hoạt động thể lực trở lại có thể thực hiện các hoạt động thể lực sớm trong tuần đầu mà trong khi tập không có các động tác xoắn vặn khớp gối, đặc biệt là đi xe đạp, bơi ,… Đá bóng phải sau 3 tới 4 tháng. Những môn thể thao đòi hỏi phải có dây chằng tốt thì chỉ được áp dụng sau 6 tới 8 tháng. Thực tế là , dây chằng ghép theo tiến triển thông thường thì nó yếu trong tháng đầu, sau khi liền sẹo tốt , dây chằng trở nên rất chắc chắn.
Các biến chứng của phẫu thuật tạo hình dây chằng gối
Mặc dù ngày nay , có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật, đặc biệt là trong phẫu thuật khớp gối, nhưng những nguy cơ biến chứng vẫn còn. Tất cả các phẫu thuật, dù là nhỏ cũng phải dự phòng các biến chứng, vì chúng có thể từ nhỏ trở thành lớn và dẫn tới chết người. Cần cho người bệnh biết là chúng không phải thường xuyên gặp, nhưng cũng không được nói dối và dấu nó đi…
Trong khi khám bệnh, không được do dự đặt ra các câu hỏi về các biến chứng, người phẫu thuât viên phải có trách nhiệm trả lời rõ ràng các câu hỏi của bệnh nhân. Phẫu thuật viên khớp gối là phẫu thuật viên chức năng chứ không liên quan tới cứu người bệnh. Quyết định can thiệp phẫu thuật tuỳ thuộc vào bệnh nhân rất nhiều, đưa cho bệnh nhân những thông tin, chỉ cho họ kết quả cũng như các nguy cơ biến chứng trong khi mổ để họ có thể tự lựa chọn những giải pháp điều trị cho phù hợp.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Liệt kê và mô tả một phần các biến chứng dưới đây giúp chúng ta khỏi quên các biến chứng thuộc loại phẫu thuật này mặc dù rất hiếm gặp.
1/ Biến chứng trong quá trình mổ
Nó rất hiếm gặp: ví như tổn thương động mạch khoeo, hay thần kinh mác bên trong trường hợp mổ khó. Biến chứng này rất hiếm nhưng nó có thể trở nên rất nặng với bệnh nhân.
2/ Biến chứng sau phẫu thuật:
Đau Đau thường trong một vài ngày nhất là sau khi làm thủ thuật KJ , còn trong làm thủ thuật DIDT thì hầu hết là không đau. Thông thường cơ thể sẽ tự điều chỉnh và giảm đau dần. Cải tiến các kỹ thuật mổ (sử dụng nội soi, không bất động sau mổ, cho đi sớm với nạng,…) sẽ có hiệu quả giảm đau nhiều với các thủ thuật ít sang chấn. Hơn nữa, những lời giải thích động viên của bác sĩ và phẫu thuật viên cũng làm cho người bệnh tin tưởng và tăng khả năng chịu đau lên rất nhiều. Nếu khi quá đau cần phải khám lại có hệ thống để tìm các biến chứng (là nguyên nhân của đau) ví dụ như tụ máu trong gối,….
Máu tụ trong gối. Mọi can thiệp đều có thể gây chảy máu, đặc biệt thuận lợi ở người bệnh dùng thuốc chống đông. Máu tụ thường biểu hiện bằng vết bầm tím (ecchymoses), sau đó chuyển sang xanh lá cây ,vàng,… mất đi sau một vài tuần. Đôi khi lượng máu tích tụ lại trong khớp tăng lên tạo thành máu tụ (hémarthrose) làm cho khớp gối sưng to, đau. Cần phải mổ lại để rửa sạch và lấy hết máu tụ.
Nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguy cơ chung của phẫu thuật. Nhưng với phẫu thuật khớp gối lại hiếm gặp, tuy nhiên nếu có thì rất nặng. Theo dõi trong những tuần đầu sau phẫu thuật, xuất hiện dấu hiệu: đau, sốt, gối sưng to, chảy dịch ở vết mổ…. Cần phải cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để biết rõ là loại vi khuẩn gì, và điều trị kháng sinh cho phù hợp. Mở lại gối để rửa sạch là rất cần thiết. Với cách này thông thường có thể chữa khỏi nhiễm trùng khớp gối.
Tắc mạch : Là hình thành các cục máu đông ở trong tĩnh mạch, nó có thể giải quyết được bằng điều trị chống đông dự phòng. Biến chứng này có thể đưa lại những nguy cơ rất nặng: nhồi máu phổi.
Loạn dưỡng thần kinh Là hội chứng có tính chất cứng gối sớm, phối hợp với đau và phù nề. Nguyên nhân của biến chứng này vẫn còn chưa biết. Người ta quan sát thấy hay xuất hiện ở những bệnh nhân lo lắng. Tiến triển theo hướng khỏi dần nhưng rất lâu (nhiều tháng hoặc nhiều năm). Hội chứng này đôi khi có thể để lại những di chứng như cứng khớp, hay đau. Để hiểu hơn về bệnh hãy tham khảo thêm bài témoignage trong tạp chí Le Monde.
Cứng gối. Đây là nguy cơ của tất cả các can thiệp vào khớp gối. Nó hay gây dính ở trong khớp. Cần phải cho khớp gối vận động cưỡng bức dưới gây mê toàn thân, nếu muộn hơn thì phải mổ để giải phóng các dây chằng. Hội chứng “hòn bi” (cyclope) gây nên hạn chế duỗi gối , đây cũng là biến chứng đặc biệt của phẫu thuật tạo hình dây chằng.
Biến chứng trên da. Sẹo mổ có thể có những vùng mất cảm giác, ngược lại có những vùng tăng cảm giác đau do còn đầu thần kinh tạo thành những u thần kinh nhỏ.
Trên đây là những biến chứng nhỏ của phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước. Những biến chứng của nó không phải là không nặng, đặc biệt có cả những trường hợp thoái hoá khớp, kẹt khớp, hay có khi phải cắt cụt,…) Nhưng phần lớn nó sẽ khỏi và không có một di chứng gì, không có bất cứ một bất tiện nào trong cuộc sống hằng ngày.
Kết quả phẫu thuật
Nhờ các tiên bộ gần đây trong điều trị ngoại khoa của đứt dây chằng chéo trước khớp gối nên kết quả tuyệt vời lên tới 90% trong tổng số các trường hợp, khớp gối vững, vận động dễ, cho phép chơi lại thể thao. Tuy nhiên vẫn chưa thật hoàn hảo cho 100% tốt cho mọi bệnh nhân được mổ. Những trường hợp kết quả còn chưa tốt có thể do các nguyên nhân:
-Kết quả không như mong muốn so với lúc đầu: tái phát không vững khớp gối, do đứt lại hay chùng dây chằng tái tạo.
-Xuất hiện thoái hoá khớp : nguy cơ này nhiều khi có ngay cả trước khi phẫu thuật, nhất là trường hợp khớp rất không vững, lại để tiến triển lâu dài, hoặc có cùng với các thương tổn phối hợp đặc biệt là sụn chêm và sụn khớp.
-Hay do những biến chứng mà chúng tôi vừa nêu trên có thể làm hạn chế kết qủa.
Liệt kê một loạt những biến chứng và kết quả không được như ý trên đây, để nhắc chúng ta không được quên phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước thông thường được coi là đơn giản, nhưng nó có thể trở nên rất khó nếu mục đích đặt ra là: lấy lại thật vững cho gối để cho phép chơi thể thao.
Originally posted 2011-05-03 07:25:21.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !