1. Vitamin B1:
– Vitamin B1 (thiamin) là một vitamin tan trong nước, có nhiều trong men bia, cám, đậu tương…không ổn định với độ ẩm và ánh sáng. Hấp thu ở ruột non qua cơ chế vận chuyển tích cực.
– Cơ chế tác dụng: Vitamin B1 dưới dạng thiamin là phân tử hữu cơ chứa hai nhân pyrimidin và thiazol nối với nhau bằng cầu methylen. Trong cơ thể dạng có hoạt tính coenzym có tên thiamin pyrophosphat. Coenzym này tham gia vào chuyển hóa hydrat cacbon bằng cách khử cacboxyl các acid a-keto (như pyruvat, a-cetoglutamat) hoặc bằng cách tận dụng pentose trong con đường hexose monophosphat (nhờ xúc tác của transketolase).
Khi thiếu Vitamin B1, thì sự oxy hóa các a-keto kể trên bị trở ngại làm tăng nồng độ pyruvat trong máu và giảm hoạt tính transketolase trong hồng cầu, và gây ra các bệnh như tê phù (beri – beri), mệt mỏi, kém ăn, viêm dây thần kinh, giảm trương lực cơ…
– Chỉ định: chỉ định tuyệt đối trong bệnh tê phù, ngoài ra còn chỉ định điều trị kết hợp trong các bệnh viêm đau dây thần kinh, đau khớp, đau lưng, nhiễm độc thần kinh do nghiện rượu, chống mệt mỏi kém ăn, rối loạn tiêu hóa, người có thai, cho con bú…
– Liều lượng: trung bình người lớn ngày uống 0,04-1g, hoặc tiêm bắp 0,025-0,05g. Dùng liều cao 0,1-1g/ngày để điều trị viêm dây thần kinh, đau khớp, đau lưng.
2. Vitamin B6:
– Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm, dễ tan trong nước, mất tác dụng khi nấu thức ăn ở nhiệt độ cao.
– Cơ chế tác dụng: hấp thu chính dưới dạng pyridoxin, vào cơ thể chuyển thành pyridoxal và pyridoxamin. Dạng có hoạt tính là pyridoxal phosphat, là coenzym của nhiều loại enzym tham gia trong chuyển hóa acid amin (như transaminase, decarboxylase, desaminase), còn xúc tác cho phản ứng racemic hóa, tham gia vào chuyển hóa các acid hydroxy – amino hoặc acid chứa gốc sulfid, vào chuyển hóa trytophan. Tham gia tổng hợp gama aminobutyric acid (GABA) và vào chuyển hóa acid oxalic.
– Chỉ định: bệnh xơ vữa động mạch, viêm dây thần kinh ngoại vi, suy nhược cơ thể, viêm dây thần kinh thị giác do rượu, viêm thần kinh thính giác do thuốc chống lao…
– Liều dùng: uống hoặc tiêm bắp 0,05-1g/24 giờ.
3. Vitamin B12:
– Vitamin B12 là tên chung chỉ các cobamid hoạt động trong cơ thể, nhưng chỉ có cyanocobalamin và hydroxocobalamin là được dùng trong điều trị vì chúng đóng vai trò như coenzym trong nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của tế bào, đặc biệt là sự nhân lên của AND và chúng ổn định hơn các cobamid khác.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Thiết bị điều trị nhiệt
[GoldLife GL16] Máy vật lý trị liệu đa năng GoldLife GL-16 phiên bản mới
– Trong tế bào vitamin B12 đóng vai trò một coenzym hoạt động tham gia chuyển nhóm methyl của acid 5-methyltetrahydrofolic sang cho homocystein để tạo thành acid tetrahydrofolic và methionin. Ngoài ra, vitamin B12 còn tham gia chuyển L-methylmalonyl-CoA thành succinyl-CoA trong chuỗi các phản ứng chuyển hóa các ceto để đưa vào chu trình Krebs. Nhờ có vitamin B12 các tế bào sẽ phát triển và nhân lên. Khi thiếu hụt B12 acid malonic sẽ tăng cao trong máu và nước tiểu.
– Thiếu vitamin B12 sẽ sinh ra một số rối loạn sau:
+ Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to.
+ Viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh do phù nề myelin hoặc mất myelin ở sợi thần kinh hoặc có thể thấy tế bào thần kinh bị chết ở tủy sống và vỏ não.
+ Rối loạn cảm giác và vận động khu trú ở tay.
+ Rối loạn trí nhớ hoặc rối loạn tâm thần.
– Chỉ định:
+ Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to.
+ Viêm đa dây thần kinh.
+ Rối loạn chuyển hóa (chậm phát triển, suy nhược cơ thể, già yếu, suy dinh dưỡng).
+ Bảo vệ mô trong nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
+ Rối loạn tâm thần.
+ Dự phòng thiếu máu, hoặc tổn thương thần kinh ở người cắt đoạn dạ dày, viêm ruột mạn tính, người thai nghén…
– Chế phẩm và liều lượng:
+ Cyanocobalamin ống 30, 100, 500, 1000mcg. Hydroxocobalamin ống 50, 100, 200, 1000, 5000mcg. Mecobalamin (Methylcobal 500mcg).
+ Thiếu máu: 100mcg/24 giờ. Với các rối loạn khác như viêm đa dây thần kinh, rối loạn tâm thần có thể dùng 500-5000mcg/24 giờ.
Originally posted 2010-07-25 10:22:20.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !