fbpx
Máy Vật lý trị liệu Quân đội

Thuốc hướng thần

1. Phân loại:

Thuốc dùng để trị liệu cho các rối loạn tâm thần được gọi chung là thuốc hướng thần (psychotropic drug). Những thuốc này được mô tả theo áp dụng lâm sàng chính yếu của thuốc; VD: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc ổn định khí sắc, thuốc ngủ, thuốc làm tăng nhận thức, thuốc kích thích. Có một khó khăn với cách tiếp cận này là có nhiều thuốc có nhiều chỉ định khác. VD: thuốc nhóm SSRI có cả tác dụng chống trầm cảm và giải lo âu, thuốc đối kháng serotonine – dopamine có tác dụng chống loạn thần và ổn định khí sắc.

Thuốc hướng thần còn được sắp xếp theo cấu trúc hóa học (VD: thuốc 3 vòng), rtheo cơ chế (VD: ức chế MAO), theo lịch sử (VD: thuốc theo qui ước, thuốc thế hệ đầu tiên), tính lạ thường (VD: thuốc không điển hình), theo chỉ định (VD: thuốc chống trầm cảm). Khó khăn nhiều hơn nữa là có nhiều thuốc được dùng điều trị cho các bệnh lý thần kinh, và nội khoa cũng được dùng điều trị cho cả các rối loạn tâm thần.

Thuốc hướng thần

Thêm vào đó, các thuật ngữ thuốc hướng thần cũng mù mờ. Các thuốc đầu tiên thường dùng điều trị tâm thần phân liệt đã được gọi là thuốc bình thản. Khi có những thuốc mới hơn dùng điều trị lo âu, lại phân biệt thành thuốc bình thản chính và phụ. Lúc ban đầu, thuốc chống trầm cảm là thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs) hoặc IMAOs. Trong những năm 70, 80, những thuốc chống trầm cảm mới hơn xuất hiện thì được gọi là thuốc chống trầm cảm thế hệ thứ 2, thứ 3. Hiện nay, những thuốc cũ hơn điều trị loạn thần được gọi là thuốc an thần kinh (neuroleptics) qui ước, điển hình, truyền thống. Thuốc mới hơn gọi là thuốc an thần kinh không điển hình. Trong bài này, để hạn chế sự mù mờ nay, các thuốc được sắp xếp thep cơ chế tác động hoặc cấu trúc tương tự nhau để thống nhất, dể tham khảo và dễ hiểu.

2. Tác động dược lý:

Cả yếu tố môi trường và di truyền đều ảnh hưởng đến đáp ứng có tính cá nhân, và tính dung nạp đối với thuốc hướng thần. Do đó, một thuốc có thể không chứng minh được tính hiệu quả trên nhiều bệnh nhân có bệnh lý trong việc cải thiện triệu chứng. Ở nhiều trường hợp, nhận ra những yếu tố tiên lượng về khả năng của thuốc trở nên quan trọng hơn, nhưng thường khó thực hiện được. Ngay cả trong cùng một nhóm thuốc, các thuốc cũng khó phân biệt với thuốc khác do có những khác biệt tinh vi hơn, về mặt cấu trúc phân tử, kiểu tương tác với hệ thống chất dẫn truyền thần kinh, khác biệt về dược lực học, có hay không có chuyển hóa chất hoạt động, tính kết nối với protein. Những khác biệt này cùng với sinh hóa của từng bệnh nhân tạo nên một hình ảnh tương đối về hiệu quả thuốc, độ dung nạp, tính an toàn và tỷ lệ giữa nguy cơ – lợi ích đối với từng bệnh nhân. Tính đa biến này, mà nhiều yếu tố vẫn chưa hiểu rõ được, gây khó khăn cho việc tiên đoán hiệu quả thuốc. Tuy nhiên, hiểu biết về bản chất của từng loại thuốc làm tăng khả năng thành công trong điều trị.

3. Cơ chế:

Cơ chế tác động của các thuốc hương thần vẫn chưa được hiểu rõ. Cách giải thích chuẩn mực nhất là cách thức thuốc làm thay đổi độ tập trung của các thụ thể dopamine, serotonine, norepinephrine, histamine gamma-aminobutyric acid (GABA). Những thay đổi đó được cho là do kết quả của các chất đồng vận, đối vận tác động đến tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh, làm thuận lợi cho sự chế tiết hoặc ức chế men chuyển hóa. Ví dụ, một thuốc có thể là chất đồng vận, do đó kích thích hoạt động sinh học của thụ thể; hoặc một chất đối vận sẽ ức chế hoạt động sinh học. Một số thuốc có đặc tính đồng vận từng phần vì chúng không có khả năng tác động toàn vẹn đến một thụ thể chuyên biệt nào đó. Một số thuốc hướng thần cũng có hiệu quả lâm sàng thông qua cơ chế khác chứ không thông qua tương tác với thụ thể. Ví dụ: lithium tác động bằng cách ức chế trực tiếp lên men inositol – 1 phosphatase. Một số hiệu quả kết nối chắc chắn với tác động của khe thần kinh (synaptic) chuyên biệt. Ví dụ: hầu hết các thuốc trị loạn thần có khả năng phong tỏa thụ thể dopamine type 2 (D2). Tương tự, các chất đồng vận benzodiazepine kết nối với phức hợp thụ thể giữa thụ thể benzodiazepine và thụ thể GABA.

4. Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ là nguy cơ không thể tránh khỏi khi điều trị bằng thuốc. Mặc dù không thể có kiến thức bao quát về tất cả những tác dụng phụ có thể có của thuốc, nhà lâm sàng khi kê toa nên biết rõ những tác dụng phụ thường gặp hơn, cũng như những hậu quả nguy hiểm. Không có một tài liệu nào, kể cả những thông tin về sản phẩm, có tất cả những tác dụng phụ nguy hiểm phải điều trị có thể có.

Việc cân nhắc những tác dụng phụ bao gồm khả năng chắc chắn có thể xuất hiện, ảnh hưởng của tác dụng phụ đến chất lượng cuộc sống, thời gian xuất hiện của thuốc, và nguyên nhân xuất hiện. Như vậy, phải biết rằng, không có thuốc nào chắc chắn làm cải thiện về mặt lâm sàng cho tất cả bệnh nhân; không có tác dụng phụ nào, lhông có vấn đề nào thường gặp xuất hiện trên tất cả bệnh nhân. Khi có bệnh lý y khoa nào cùng xuất hiện hoặc tiền sử có phản ứng trái ngược tương tự đặt bệnh nhân vào nguy cơ cao bị tác dụng phụ, việc làm hợp lý là phải xem xét lại chất/thuốc được kê toa không qui củ xem có liên quan đến tác dụng phụ không.

Các tác dụng phụ có thể do những tác động dược lý tương tự với tính trị liệu hoặc do những đặc tính không thường gặp. Ví dụ, tác dụng phụ thường gặp của TCAs là gây phong tỏa thụ thể muscarinic acetylcholine hoặc thụ thể H2. Nếu bệnh nhân nhạy cảm với những tác dụng này, những thuốc thay thế mà không gây ra tác dụng này có thể được chỉ định sử dụng. Nếu tác dụng phụ là biểu hiện của cơ chế tác động được tiên đoán của một thuốc, thì tác dụng phụ khi điều trị là điều không thể tránh khỏi. Do đó, tính phong tỏa tái hấp thu serotonine của SSRIs có thể gây nôn, gây suy giảm tình dục. Tác dụng phong tỏa D2 của các thuốc điều trị loạn thần có thể gây tác dụng phụ ngoại tháp. Tác dụng đồng vận thụ thể benzodiazepine có thể gây thất điều, gây ngủ ngày. Trong những trường hợp này, các thuốc thêm vào thường phải giúp những thuốc điều trị đầu tiên được dung nạp tốt hơn.

5. Những yếu tố liên quan đến bệnh nhân:

5.1. Tính đáp ứng với thuốc, và tính nhạy cảm:

Tính đáp ứng với thuốc, và tính nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc có liên quan với những yếu tố liên quan đến bệnh nhân. Đây chính là lý do tại sao mà không có một cách trị liệu nào phù hợp với tất cả mọi người. Những yếu tố liên quan đến bệnh nhân là: chẩn đoán bệnh, yếu tố di truyền, cách sống, tình trạng sức khỏe tổng thể, bệnh lý đồng thời và tiền sử đáp ứng thuốc.

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

5.2. Chẩn đoán:

Không chẩn đoán chính xác làm giảm khả năng chọn lựa một loại thuốc tối ưu. Chẩn đoán sai không chỉ có thể bỏ mất cơ hội, mà còn làm cho triệu chứng nặng hơn. Chẩn đoán vô ý cho bệnh nhân đang trong giai đoạn trầm cảm của rối loạn lưỡng cực thành chẩn đoán trầm cảm đơn cực, có thể gây ra cơn hưng cảm hoặc gây chu kỳ nhanh khi dùng thuốc chống trầm cảm. Khi điều trị không thành công hoặc làm cho triệu chứng nặng hơn, nhà lâm sàng cần đánh giá lại chẩn đoán.

5.3. Đáp ứng với trị liệu trong quá khứ:

Một thuốc chuyên biệt được chọn tùy theo đáp ứng với thuốc trong quá khứ của bệnh nhân (sự tuân thủ, hiệu quả trị liệu, tác dụng phụ), tính đáp ứng thuốc trong gia đình bệnh nhân, phổ tác dụng phụ với nhóm bệnh nhân đặc biệt, chỉ định trị liệu trong thực hành lâm sàng. Nếu thuốc đã từng có hiệu quả trị liệu cho bệnh nhân hoặc người thân trong gia đình bệnh nhân, nên dùng trở lại loại thuốc đó và thuốc cùng nhóm. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân lại không đáp ứng với loại thuốc mà trước đó họ đáp ứng rất tốt, khi dùng trở lại. Tiền sử có tác dụng phụ từ một thuốc nào đó cũng là dấu chỉ điểm cho biết bệnh nhân sẽ không tuân thủ với loại thuốc đó.

Sẽ có ích nếu bệnh nhân nhớ được chi tiết những thuốc hướng thần đã được dùng: chỉ định loại thuốc, liều lượng, thời gian dùng, thuốc kết hợp. Tuy nhiên, do vấn đề bệnh lý tâm thần mà nhiều bệnh nhân lại có trí nhớ rất kém. Gia đình của bệnh nhân là nguồn lực giúp tìm hiểu thêm những thông tin này.

5.4. Đáp ứng với trị liệu trong gia đình:

Thuốc đáp ứng có tính giống nhau trong gia đình. Do đó, đáp ứng thuốc tốt ở một người thân nào đó cũng là điều có ích cho việc chọn lựa thuốc cho bệnh nhân.

5.5. Bệnh lý phối hợp: trong một số trường hợp, các bệnh lý y khoa có thể gây ra các triệu chứng tâm thần. Bệnh nhân bệnh tuyến giáp chưa được điều trị đúng sẽ có các triệu chứng trầm cảm. Chứng ngưng thở lúc ngủ cũng gây trầm cảm và suy giảm nhận thức. Thuốc được chọn phải hạn chế gây nặng đến mức tối thiểu những bệnh lý y khoa có trước.

Dùng thuốc để giải trí (thuốc lắc …), uống quá nhiều rượu, thường sử dụng nước uống có caffein sẽ làm phức tạp va thậm chí còn làm giảm hiệu quả trị liệu bằng thuốc hướng thần. Những chất này có thể có những ảnh hưởng tâm thần quan trọng và trong một số trường hợp, có thể là nguyên nhân gây xuất hiện triệu chứng.

5.6. Thỏa thuận và giáo dục bệnh nhân:

Bệnh nhân nên được thông tin về kế hoạch trị liệu, tác dụng phụ có thể có, và lợi ích của mỗi cách trị liệu. Nếu khuyên bệnh nhân dùng loại thuốc đặc biệt nào, nên giải thích rõ ràng lý do của lời khuyên đó. Bệnh nhân hầu như sẽ tiếp tục dùng thuốc nếu họ hiểu được đầy đủ lý do họ phải dùng thuốc, lý do thuốc đó được chỉ định cho họ.

Mối liên minh trị liệu giữa bác sĩ và bệnh nhân luôn luôn hữu ích. Cung cấp cho bệnh nhân biết về những điều không mong đợi khi dùng thuốc, tác dụng phụ thường gặp của thuốc, sẽ giúp cải thiện sự tuân thủ điều trị. Nếu bệnh nhân tin tưởng vào kiến thức của bác sĩ, vào khả năng phán đoán của bác sĩ, họ sẽ chấp nhận dùng thử loại thuốc nào đó để chờ đợi hiệu quả sắp đến.

Nghiên cứu cho thấy, nếu bệnh nhân được thông tin về tác dụng phụ của thuốc, thì tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ cao hẳn nhưng tỷ lệ ngưng điều trị lại giảm hẳn. Một số bệnh nhân cho rằng điều trị bằng thuốc là thần dược, một số khác lại xem thuốc như kẻ thù. Do đó, khi làm thỏa thuận trị liệu với bệnh nhân, người than và bác sĩ nên nêu rõ lý do điều trị, cũng như lợi ích của việc điều trị và nguy cơ có thể có khi điều trị.

5.7. Liều lượng – thời gian điều trị và theo dõi:

Liều điều trị có hiệu quả tùy theo đặc tính của thuốc và các yếu tố của bệnh nhân, như tính nhạy cảm và khả năng chuyển hóa thuốc, bệnh kết hợp và thuốc đang dùng đồng thời, tiền sử dung loại thuốc nào. Nồng độ thuốc huyết tương của nhiều thuốc hướng thần có thể tăng lên gấp 10 lần. Do đó, liều hiệu quả nhất của từng bệnh nhân cần phải được thử thách, cần có hướng dẫn về kinh nghiệm trị liệu với khoảng liều điều trị. Một số thuốc có liên hệ rõ rệt giữa việc tăng liều và đáp ứng trị liệu.

Khả năng của một thuốc được cho là liều tương ứng cần có để đạt được kết quả hiện tại, chứ không phải là đạt được hiệu lực của thuốc. Ví dụ: haloperidol có độ mạnh nhiều hơn so với chlorpromazine, khoảng 5mg haloperidol có khả năng trị liệu tương đương 100mg chlorpromazine. Tuy nhiên, những thuốc này có hiệu lực lâm sàng tương đương nhau.

Thuốc phải được sử dụng với liều đạt được hiệu lực trong một thời gian cần thiết. Mặc dù tính dung nạp và tính an toàn của thuốc luôn cần được xem xét, nhưng cần tránh việc dùng liều thấp hơn liều điều trị và thử nghiệm tính trị liệu không đầy đủ. Dùng liều không thích hợp sẽ làm bệnh nhân có nguy cơ bị tác dụng phụ mà không giúp bệnh nhân có được lợi ích trị liệu.

Thời gian dùng thuốc thường được dựa vào thời gian bán hủy của thuốc trong huyết tương và phổ tác dụng phụ của thuốc. Thuốc có tính an thần nên được dùng buổi tối, hoặc liều ban ngày thấp hơn liều buổi tối. Ngược lại với những thuốc có tính kích thích. Hầu hết chế độ dùng thuốc hướng thần đều dựa vào sự định chuẩn nồng độ thuốc trong huyết tương hơn là dựa vào khả năng chiếm ngự của thuốc ở não. Có nhiều bằng chứng cho rằng có sự phân ly đáng kể giữa động lực học trong huyết tương và não. Dựa vào động lực học của thuốc trong huyết tương để lập nên chế độ dùng thuốc sẽ dẫn đến hiểu sai về chế độ dung thuốc hợp lý.

Thông thường thuốc hướng thần nên được dùng liên tục, ngoại trừ trường hợp dùng thuốc trong mất ngủ, kích động cấp tính, lo âu dữ dội theo tình huống. Sai lầm thường gặp khi dùng thuốc benzodiazepine hoạt lực cao, như alprazolam (Xanax), clonazepam (Rivotril) là chỉ dùng sau khi cơn hoảng loạn xuất hiện. Những thuốc này nên sử dụng trong chế độ đều đặn để ngăn ngừa cơn hoảng loạn.

Một số bệnh nhân đã từng bị rối loạn tình dục trong điều trị với SSRIs khi dùng thuốc trong các kì nghỉ, nên thỉnh thoảng họ ngưng thuốc để thực hiện hành vi tình dục trọn vẹn. Việc sử dụng thuốc SSRI ngắt quảng cũng có hiệu quả điều trị chứng loạn khí sắc trước kì kinh. Thuốc nên được sử dụng 2 tuần trước giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt.

5.8. Thời gian điều trị:

Câu hỏi mà bệnh nhân thường xuyên đặt ra là: “tôi cần dùng thuốc trong bao lâu?”. Câu trả lời tùy thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất của bệnh lý, thời gian của triệu chứng, tiền sử gia đình và cân đối mức độ bệnh nhân dung nạp thuốc với lợi ích của việc điều trị. Có thể giải thích hợp lý với bệnh nhân về những khả năng có thể nhưng trước hết, phải cho bệnh nhân thấy rằng thuốc giúp ích cho họ với điều kiện những tác dụng phụ có thể chấp nhận được. Khi việc thảo luận đáng tin cậy về thời gian điều trị được thực hiện thì thành công trong trị liệu chắc chắn sẽ đạt được. Hầu hết các bệnh lý tâm thần đều tiến triễn mãn tính và tái phát, nên điều trị lâu dài là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh lý tái diễn. Tuy nhiên, các thuốc hướng thần không được cho là điều trị khỏi được các bệnh lý tâm thần nhưng có thể giúp kiểm soát được bệnh.

Việc điều trị được chia thành 3 giai đoạn: điều trị thử nghiệm đầu tiên, điều trị tiếp diễn và điều trị duy trì. Giai đoạn đầu nên kéo dài ít nhất vài tuần, chậm đáp ứng trị liệu là đặc điểm của hầu hết các thuốc hướng thần. Thời gian cần thiết cho giai đoạn thử nghiệm thuốc cũng nên được đưa ra thảo luận ngay từ khi bắt đầu điều trị để bệnh nhân không mong đợi quá mức về sự cải thiện ngay lập tức các triệu chứng. Hầu hết bệnh nhân đều bị tác dụng phụ sớm trong quá trình điều trị bằng hóa dược trước khi hết triệu chứng. Trong một số trường hợp, thuốc còn làm cho các triệu chứng nặng hơn. Bênh nhân vì vậy nên được tư vấn trước rằng những phản ứng xấu ban đầu không phải là điều tiên đoán cho kết quả điều trị sau này. Ví dụ: nhiều bệnh nhân bị rối loạn hoảng loạn thường sẽ bị run giật hốt hoảng, hoặc tăng cơn hoảng loạn sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng hay SSRIs. Thuốc đồng vận benzodiazepine là một ngoại lệ giúp hạn chế triệu chứng lâm sàng này. Với thuốc ngủ và chống lo âu lại có hiệu quả ngay tức thì.

Tuy nhiên, việc bắt đầu dùng thuốc không giúp bảo vệ hoàn toàn chống lại tái phát. Điều trị tiếp tục sẽ giúp việc bảo vệ chống tái phát được ổn định hơn. Thời gian tối ưu nhất cho giai đoạn điều trị tiếp tục và điều trị duy trì thay đổi và tùy thuộc vào tiền sử bệnh của bệnh nhân. Ví dụ: trầm cảm nặng mãn tính khởi phát sớm có tiến triển nặng hơn so với trầm cảm nặng mãn tính khởi phát muộn. Cùng với tính khởi phát sớm của bệnh, tiền sử bệnh diễn qua nhiều giai đoạn, mức độ nặng và độ dài của các giai đoạn tái diễn cũng cần việc điều trị dài hơn, khó đoán trước được.

5.9. Xét nghiệm cận lâm sàng và theo dõi đặc tính trị liệu qua máu:

Là xét nghiệm cơ bản để xác định bệnh lý và theo dõi điều trị.

Xét nghiệm cận lâm sàng không giúp chẩn đoán xác định bệnh lý tâm thần nhưng là yếu tố nhằm loại trừ các bệnh lý y khoa tiềm ẩn có thể gây ra triệu chứng tâm thần hoặc để đánh giá biến chứng do điều trị thuốc.

Các xét nghiệm thường thực hiện là: ECG, chức năng hệ tạo máu, chức năng gan, thận, tuyến giáp, nhất là với các loại thuốc như lithium, clozapine …

Các xét nghiệm khác cần được theo dõi là đường huyết, lipid máu, nhất là khi điều trị bằng các thuốc chống loạn thần không điển hình.

Cũng cần theo dõi nồng độ huyết tương của thuốc điều trị với những loại có giới hạn trị liệu hẹp như lithium. Với lithium, nồng độ huyết tương thấp không giúp cải thiện được triệu chứng; nồng độ huyết tương cao hơn giới hạn lại gây ra ngộ độc nặng.

Xét nghiệm cận lâm sàng còn giúp sàng lọc nồng độ chất gây nghiện hoặc thuốc bị lạm dụng.

5.10. Kết hợp thuốc:

Theo hướng dẫn thực hành của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ, nên tránh việc kết hợp thuốc trong điều trị tâm thần. Mặc dù đơn trị liệu là lý tưởng nhất nhưng trị liệu phối hợp cũng thường thấy trong tâm thần từ rất lâu (khoảng đầu những năm 50). Việc kết hợp thuốc, thực hành tốt việc tăng liều hoặc kết hợp thuốc đến nay vẫn còn được thảo luận rất nhiều trong y văn và tại các hội thảo khoa học. Số lượng trung bình của các thuốc dùng cùng lúc ngày càng tăng cho đến hiện tại. Với bệnh nhân tâm thần nội trú, số lượng thuốc trung bình dùng phối hợp thường là 3 loại. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là khi kết hợp thuốc, các bác sĩ lại ít linh động trong việc gia giảm liều thuốc kết hợp, hoặc kết hợp thuốc nhưng chỉ có 1 loại có hiệu quả điều trị.

Fluoxetine – olanzapine là kết hợp thuốc thường nhất cho điều trị rối loạn lưỡng cực. Hầu hết các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực thường được kết hợp nhiều thuốc hướng thần. Thuốc đối vận thụ thể dopamine hoặc thuốc đối vận thụ thể serotonine – dopamine thường được kết hợp trong điều trị trầm cảm loạn thần. Tương tự, bệnh nhân OCD chỉ đáp ứng phần nào với SSRIs, nên thường được dùng phối hợp với thuốc đối vận thụ thể serotonine – dopamine.

Các thuốc được kết hợp còn nhằm đối kháng lại các tác dụng phụ, để điều trị các triệu chứng chuyên biệt và để có thể chuyển đổi từ thuốc này sang thuốc khác. Việc kết hợp thuốc như vậy giúp duy trì tình trạng đáp ứng tốt của bệnh với điều trị.

Originally posted 2013-06-21 05:56:04.

Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua
DMCA.com Protection Status