Là các thuốc tổng hợp có tác dụng gần giống morphine, nên gọi là opiat. Các thuốc này cùng với morphine có hiện tượng quen thuốc chéo, tức là người nghiện thuốc này cũng có thể dùng thay thế bằng các thuốc khác.
Trong cấu trúc của morphine, phần quyết định tác dụng dược lý của morphine là:
- Nhân thơm.
- Nhân piperidin.
- Nhân thơm nối với chức amin bậc 3 bởi chuỗi ba carbon.
Như vậy cái xương sống quyết định tác dụng morphinic của opiat được trình bày đơn giản như sau:
Hình 2.3. Xương sống quyết định
tác dụng morphinic
Trên cơ sở ấy người ta đã tổng hợp được nhiều loại opiat có tác dụng trội hơn morphine trong khi giảm được nhiều tác dụng phụ. Dựa trên ái lực của thuốc đối với các thụ thể morphin, chia thành 3 nhóm như sau:
1. Thuốc chủ vận hoàn toàn (giống morphin): Thuốc chủ vận hoàn toàn như morphin, tức là khi tăng liều có thể đạt được hiệu quả tối đa.
1.1. Pethidin (Dolargan, Dolosal).
– Giảm đau kém morphine 6-10 lần, ít độc hơn 3 lần, ít gây nôn, ít gây táo bón, không gây giảm ho, tác dụng chống co thắt ruột và cơ trơn như atropin và papaverin. áp dụng điều trị như morphine, hay dùng trong tiền mê và đau sau mổ. – Liều lượng: uống hoặc đặt hậu môn 50mg/lần, ngày dùng 2-3 lần. Tiêm bắp 1ml dung dịch 1%. 1.2. Fentanyl. Mạnh hơn morphine 100 lần, tác dụng giảm đau đạt mức cao nhất sau khi tiêm tĩnh mạch 0,1-0,5mg 2-3 phút, tác dụng kéo dài 30 phút. Trước đó, dùng atropin để ngăn cản tác dụng kích thích phó giao cảm. Nếu fentanyl gây ức chế hô hấp thì dùng naloxon để đối kháng.
Miếng dán durogesic: chứa fentanyl, có hai loại: Hệ thống trị liệu thấm qua da 25mg /gi? : miếng 10 cm2, hộp 5 miếng. Hệ thống trị liệu thấm qua da 50mg/gi? : miếng 20 cm2, hộp 5 miếng.
1.3. Sufentanyl.
Mạnh hơn morphine 5000 lần.
1.4. Phenoperidin.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Tác dụng của bộ 3 phenoperidin, fentanyl và sufentanyl rất mạnh, đến nhanh, mất tác dụng cũng nhanh, do những thuốc này vượt qua hang rào máu não rất tốt, tan mạnh trong lipid.
1.5. Methadon.
– An thần, giảm ho, giảm đau mạnh, ít gây táo bón. Dùng để “chữa ngộ độc” heroin, vì nếu nghiện methadon sẽ ít bị ràng buộc, ít bị làm suy yếu hơn heroin. – Liều lượng: uống mỗi lần 2,5mg, mỗi ngày 2-3 lần. Liều tối đa 10mg/lần, 20mg/24h.
1.6. Dextromoramid.
Là dẫn xuất của methadon, tác dụng giảm đau mạnh hơn morphine, nhưng nhanh hết hơn morphine. Uống hoặc tiêm bắp 5-20mg mỗi ngày. Có thể làm hạ huyết áp, dễ gây nghiện.
1.7. Levorphanol.
Là đồng phân tả tuyền, giảm đau mạnh. Loại hữu tuyền là dextrophan, không gây ngủ, không giảm đau, không gây nghiện nhưng giảm ho mạnh. Dẫn xuất methyl của dextrophan là dextromethorphan dùng giảm ho.
1.8. Dextropropoxyphene và codein.
Là 2 thuốc thuộc nhóm opiat có tác dụng giảm đau ở mức độ trung gian giữa morphine và nhóm giảm đau non-steroid, nhưng không gây nghiện nên được sử dụng rộng rãi trong điều trị. Các thuốc này ít được sử dụng đơn độc mà thường được phối hợp với paracetamol, sự phối hợp này mang lại tác dụng hiệp đồng tối ưu, được chỉ định trong các chứng đau mức độ vừa phải như: Đau do viêm thấp khớp, đau dây thần kinh ngoại vi, đau lưng, đau đầu hoặc đau nửa đầu, đau do gãy xương…
Các chế phẩm thường dùng:
- Efferalgan codein, Dafalgan codein gồm Paracetamol 500mg, Codein 30mg.
Codoliprane gồm Paracetamol 400mg, Codein 20mg.Liều dùng mỗi ngày có thể lên đến 3g paracetamol mà 180mg codein chia đều trong ngày.
Claradol codein gồm Paracetamol 500mg, Codein 20mg.
Algisedal gồm Paracetamol 400mg, Codein 25mg.
Di-Antalvic gồm Paracetamol 400mg và Dextropropoxyphene 30mg.
Liều dùng ngày 4-6 lần, mỗi lần 1 viên. Không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.
2. Thuốc chủ vận từng phần.
Đay là thế hệ opiat mới, nằm giữa loại opi yếu (như codein) và loại mạnh (như morphin). Thuốc có hai mặt tác dụng: dương tính (chủ vận) và âm tính (đối vận), do đóhiệu quả của thuốc này có giới hạn (gọi là hiệu ứng trần) nghĩa là nếu tăng liều đến giới hạn nào đó thì hiệu quả giảm đau sẽ không tăng nữa. Thuốc nhóm này ít gây nghiện, có thể điều trị lâu dài. Bao gồm các thuốc sau:
2.1. Pentazoxin (Fortal).
Trong cấu trúc có nhiều điểm giống morphine, nhưng chuỗi thẳng có N ở đây là dimethylalyl. Tác dụng giảm đau như morphine, nhưng vì chuỗi thẳng đã thay đổi nên không còn gây khoái cảm nữa và cũng không gây nghiện, do đó đây là thuốc giảm đau lý tưởng trong nhóm opiat.
Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, liều cao ức chế trung khu hô hấp, nalorphin không chữa được ngộ độc pentazoxin.
Chế phẩm: dạng viên 50mg, ống tiêm 1ml-30mg.
2.2. Buprenorphin.
Thuốc chiếm chỗ ở thụ thể morphin nhưng không gây nghiện, tác dụng giảm đau mạnh hơn morphon 50 lần, kéo dài từ 6-8 giờ.
Biệt dược Temgesic viên đặt dưới lưỡi 0,2mg, ống tiêm 1ml/0,3mg. Dùng trong các chứng đau vừa và nặng như đau sau mổ, đau do ung thư, do bệnh thận, đau do nhồi máu cơ tim. Liều dùng: cứ 6-8 giờ ngậm dưới lưỡi 1-2 viên hoặc tiêm bắp hay tĩnh mạch chậm 1-2 ống.
2.3. Nalbuphin (Nubain).
Giảm đau ngang morphin, chỉ dùng đường tiêm. ống tiêm 2ml-20mg tiêm dưới da, bắp thịt hay tĩnh mạch, liều dùng 1 ống mỗi 3-6 giờ.
3. Thuốc đối vận.
Là những thuốc đối kháng với morphine và các opiat khác do tranh chấp ở cùng receptor morphinic với ái lực mạnh hơn nhưng hiệu lực lại yếu hơn opiat. Vì vậy gọi là đối kháng là chưa hoàn toàn chính xác, thực ra là chất chủ vận từng phần hay đối vận. Chất đối vận (như Naloxon) khi được cố định trên thụ thể sẽ không hoạt hóa thụ thể này mà còn ngăn một loại thuốc chủ vận tác động vào, qua đó những thuốc này làm mất một số tác dụng chủ yếu của opiat (giảm đau, ức chế hô hấp, co đồng tử…) và làm mất những triệu chứng gặp khi cai nghiện.
3.1. Nalorphin.
Đối kháng một phần với tác dụng của morphine và các do opiat khác gây nên như: làm mất hiện tượng ức chế hô hấp, an thần, co đồng tử, gây sảng khoái. Dùng nalorphin chưa ngộ độc opiat cấp và mạn, tiêm tĩnh mạch 5-10mg.
3.2. Naloxon hydroclorid.
Là thuốc đối kháng thực sự với opiat. Tiêm tĩnh mạch, dưới da, hoặc tiêm bắp.
Biệt dược: Narcan ống 0,4mg/ml.
3.3. Natrexon.
Đối kháng với opiat mạnh hơn naloxon nhiều, dùng đường uống.
Các thuốc khác như: Levalorphan, Cyclazoxxin, Cyprenorphin.
3.4. Thuốc khác:
Levalorphan (Lorphan), Cyclazoxin, cyprenorphin.
Sau đây là bảng lượng giá tác dụng của các thuốc kháng morphine:
Hoạt tính morphine | Hoạt tính kháng morphine | |
Nalorphin | 1 | 1 |
Naloxon | 0 | 10-30 |
Levalorphan | 0,8 | 3 |
Cyclazoxin | 40 | 4,5 |
Cyprenorphin | 10 | 35 |
Lưu ý: Thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không nên tự áp dụng khi chưa có chỉ định của thầy thuốc !
Originally posted 2010-07-24 15:28:55.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !