1. Đại cương.
1.1. Nguyên lý tạo ra LASER.
– LASER là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation nghĩa là sự khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức.
– Nguyên lý cấu tạo chung của một máy LASER gồm có: buồng cộng hưởng chứa hoạt chất LASER, nguồn nuôi và hệ thống dẫn quang. Trong đó buồng cộng hưởng với hoạt chất LASER là bộ phận chủ yếu.
– Buồng cộng hưởng chứa hoạt chất LASER là một chất đặc biệt có khả năng khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức để tạo ra LASER. Tính chất của LASER phụ thuộc vào hoạt chất đó, do đó người ta căn cứ vào hoạt chất để phân loại LASER.
Hình 4.28. Nguyên lý tạo LASER
1.2. Đặc tính của LASER.
– Độ định hướng cao: tia LASER phát ra hầu như là chùm song song do đó khả năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị tán xạ.
– Tính đơn sắc rất cao: chùm sáng chỉ có một màu (hay một bước sóng) duy nhất. Đây là tính chất đặc biệt nhất mà không nguồn sáng nào có.
– Tính đồng bộ của các photon trong chùm tia LASER.
– Có khả năng phát xung cực ngắn: cỡ mili giây (ms), nano giây, pico giây, cho phép tập trung năng lượng tia LASER cực lớn trong thời gian cực ngắn.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Thiết bị điều trị nhiệt
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Thiết bị điều trị nhiệt
1.3. Phân loại LASER.
1.3.1. LASER chất rắn.
Có khoảng 200 chất rắn có khả năng dùng làm môi trường hoạt chất LASER. Trong y học thường dùng một số loại LASER sau:
– YAG-Neodym: hoạt chất là Yttrium Aluminium Garnet (YAG) cộng thêm 2-5% Neodym, có bước sóng 1060nm thuộc phổ hồng ngoại gần. Có thể phát liên tục tới 100W hoặc phát xung với tần số 1000-10000Hz. Trong y học dùng àm dao mổ, châm cứu.
– Hồng ngọc (Rubi): hoạt chất là tinh thể Alluminium có gắn những ion chrom, có bước sóng 694,3nm thuộc vùng đỏ của ánh sáng trắng. ứng dụng trong y học ở lĩnh vực nhãn khoa.
– Bán dẫn: loại thông dụng nhất là diot Gallium Arsen có bước sóng 890nm thuộc phổ hồng ngoại gần. Trong y học được sử dụng để châm cứu.
1.3.2. LASER chất khí.
– He-Ne: hoạt chất là khí Heli và Neon, có bước sóng 632,8nm thuộc phổ ánh sáng đỏ trong vùng nhìn thấy, công suất nhỏ từ một đến vài chục mW. Trong y học sử dụng trong Vật lý trị liệu dựa trên hiệu ứng sinh học.
LASER He-Ne
– Argon: hoạt chất là khí argon, bước sóng 488 và 514,5nm. Trong y học sử dụng để châm cứu và trong nhãn khoa.
– CO2: bước sóng 10.600nm thuộc phổ hồng ngoại xa, công suất phát xạ có thể tới megawatt (MW). Trong y học ứng dụng làm dao mổ.
1.3.3. LASER chất lỏng.
Môi trường hoạt chất là chất lỏng, thông dụng nhất là LASER màu. Trong y học LASER màu được ứng dụng trong điều trị một số tổn thương hoặc khối u, tạo sóng xung kích trong phá sỏi.
2. Các tác dụng của LASER đối với cơ thể sống.
2.1. Hiệu ứng kích thích sinh học.
Thường xảy ra với LASER công suất thấp cỡ mW, tác động lên các đặc tính sống như: quá trình sinh tổng hợp protein, quá trình tích luỹ sinh khối, quá trình hô hấp tế bào. Làm gia tăng quá trình phân bào, thay đổi hoạt tính men, thay đổi tính thấm màng tế bào, tăng miễn dịch không đặc hiệu…
Tác dụng của LASER lên cơ thể sống chia làm hai loại:
– Phản ứng nhanh (hay trực tiếp) là tác dụng ngay sau khi chiếu LASER, biểu hiện là sự kích thích hô hấp tế bào.
– Phản ứng chậm (hay gián tiếp) là tác dụng muộn sau hàng giờ hay ngày, biểu hiện bằng sự gia tăng quá trình phân chia tế bào.
2.2. Hiệu ứng nhiệt.
Công suất chùm tia có thể tới hàng trăm W, khi đó quang năng của LASER biến thành nhiệt để đốt nóng các tổ chức sinh học. Hiệu ứng nhiệt có hai cách tác dụng:
– Công suất không cao, thời gian tác động dài: sẽ làm nóng chảy tổ chức sinh học và sau đó các tổ chức bị đông kết lại (gọi là hiệu ứng quang đông) có tác dụng tốt cho cầm máu trong ngoại khoa.
– Công suất cao, thời gian ngắn: làm bay hơi tổ chức sinh học (gọi là hiệu ứng bay hơi tổ chức) là cơ sở của dao mổ LASER với nhiều ưu điểm trong phẫu thật.
2.3. Hiệu ứng quang ion.
Còn gọi là hiệu ứng quang cơ vì quang năng của LASER biến thành cơ năng đê bóc lớp (không có tác động nhiệt) hay phá sỏi với xung cực ngắn, công suất đỉnh cực cao.
3. Ứng dụng LASER trong Vật lý trị liệu.
3.1. Chỉ định, chống chỉ định.
Trong Vật lý trị liệu chủ yếu sử dụng LASER công suất thấp để gây hiệu ứng kích thích sinh học, được chỉ định trong các bệnh sau:
– Kích thích các huyệt thay châm cứu (LASER châm) trong điều trị đau khớp, đau thần kinh.
– Các tổn thương ở da và niêm mạc, các vết thương vết loét lâu liền, tác dụng chủ yếu tại chỗ.
– Kích thích các điểm vận động Erb trong phục hồi thần kinh cơ và kích thích theo phản xạ đốt đoạn.
– LASER nội mạch cải thiện các chỉ số sinh hóa – máu.
Chống chỉ định trong các trường hợp: các u ác tính, đang chảy máu, quá suy kiệt.
3.2. Kỹ thuật điều trị LASER.
3.2.1. LASER He-Ne.
Bước sóng 623,8nm thuộc vùng ánh sáng đỏ, công suất 2-20mW, chiếu trực tiếp hay qua dây dẫn quang.
Kỹ thuật: bộc lộ và rửa sạch vết thương, chiếu chùm tia LASER thẳng góc với bề mặt da, riêng điều trị viêm loét giác mạc có thể dùng kỹ thuật chiếu theo tiếp tuyến. Nếu vùng chiếu rồng, có thể dùng cách chiếu quét hay chọn điểm chiếu chính. Liều trung bình 1-2mW/cm2 trong 5-10 phút, ngày 1 lần trong 7-10 ngày.
Điều trị bằng Laser công suất thấp
3.2.2. LASER bán dẫn:
Thường dùng loại Ga Al As/Ga As, có bước sóng 820-904nm thuộc phổ hồng ngoại gần. Được dùng làm quang châm do có khả năng xuyên sâu tới 10mm, thời gian chiếu 1-2 phút trên mỗi huyệt, thường sử dụng chế độ xung.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Thiết bị điều trị nhiệt
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Thiết bị điều trị nhiệt
Originally posted 2010-07-31 07:04:30.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !