1. Điểm tỳ lực kéo.
– Điểm tỳ phía trên: có hai cách.
+ Điểm tỳ bằng hai cọc cố định vào nách: cho phép lực tác dụng lên cả vùng cột sống lưng và thắt lưng. Tuy nhiên việc điểm tỳ vào nách có thể gây các tai biến do chèn ép bó mạch thần kinh nách.
+ Điểm tỳ hai bên bờ sườn: lực tác dụng thông qua hệ khung sườn đến cột sống, điểm tỳ này cho phép lực tác dụng khu trú ở vùng cột sống thắt lưng. Tuy nhiên cũng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân do hạn chế hô hấp của lồng ngực.
– Điểm tỳ phía dưới: dùng hai đai kéo cố định tỳ vào hai bên mào chậu.
2. Phương kéo.
Cũng như cột sống cổ, kéo cột sống thắt lưng theo phương chếch 20-300 cho cột sống hơi gấp làm tăng độ mở của khoang gian đốt và lỗ ghép.
3. Lực kéo.
Lực kéo phụ thuộc vào đoạn cột sống kéo, mục đích kéo, thể trọng, tuổi, giới, tình trạng thể lực của người bệnh… Lực kéo quyết định hiệu quả điều trị. Thông thường nên dùng phương pháp tăng dần lực kéo theo phản ứng của người bệnh đến lực kéo tối đa. Theo một số nghiên cứu, khi lực kéo tăng đến 50% thể trọng thì các khoang gian đốt bắt đầu mở. Khi lực kéo đạt bằng thể trọng thì độ giãn của khoang gian đốt đạt tối đa, tức là nếu lực có tăng cao nữa cũng không làm khoang gian đốt mở rộng thêm. Như vậy lực kéo có tác dụng trong khoảng từ 50% đến 100% trọng lượng cơ thể.
Thông thường hay sử dụng lực kéo tối đa bằng 2/3 trọng lượng cơ thể, lần kéo đầu với lực bằng lực kéo tối đa trừ đi 5, mỗi ngày tăng thêm 1kg cho đến lực kéo tối đa thì duy trì đến hết đợt. Với phương pháp kéo ngắt quãng, sử dụng lực kéo nền bằng khoảng 1/3 đến 1/2 thể trọng. Thời gian duy trì lực kéo khoảng 20 giây, duy trì lực nền khoảng 20 giây. Độ dốc tăng lực phụ thuộc mức độ đau và mức độ co cơ: nếu đau bán cấp co cứng cơ thì độ dốc cần tăng từ từ, bởi vì nếu tăng giảm lực nhanh có thể kích thích cơ tăng co cứng hơn. Thời gian một lần kéo 15-20 phút, mỗi đợt 15-20 ngày.
4. Các tư thế kéo giãn cột sống thắt lưng.
Hình 4.25. Kéo giãn cột sống thắt lưng
a/ Tư thế nằm ngửa; b/ Tư thế nằm sấp chân thấp; c/ Tư thế nằm sấp chèn gối dưới bụng
– Kéo giãn tư thế nằm ngửa: hai chân chống lên gấp 900 hoặc gác lên một cái ghế để đảm bảo cho cột sống hơi gấp và làm chùng giãn cơ (Hình 4.25-a).
– Với tư thế nằm sấp có hai cách: để chân thấp (Hình 4.25-b) hoặc chèn gối dưới bụng (Hình 4.25-c), phương kéo song song mặt bàn, hoặc chếch xuống 15-200.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Thiết bị điều trị nhiệt
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Thiết bị điều trị nhiệt
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Thiết bị điều trị nhiệt
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Thiết bị điều trị nhiệt
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH16] Máy điện trị liệu đa năng DoctorHome DH-16
Originally posted 2012-10-17 10:48:44.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !