Hình Ảnh Châm Cứu Huyệt Đại Đô – Vị Chí, Tác Dụng
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Huyệt ở gần vùng (đô) xương ngón chân cái (ngón chân to nhất (đại)trong các ngón chân), vì vậy gọi là Đại Đô.
XUẤT XỨ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2)
VỊ TRÍ
Ở chỗ lõm nơi khớp đầu xương ngón chân cái, gân xương gan bàn chân, trên đường tiếp giáp lằn da gan bàn chân, mu chân của bờ trong bàn chân.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Thiết bị điều trị nhiệt
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 2 của kinh Tỳ.
• Huyệt Vinh, thuộc hành Hỏa.
• Huyệt Bổ của kinh Tỳ.
• Là một trong nhóm huyệt trị cho ra mồ hôi khi sốt cao (thiên ‘Ngũ Tà’ – Linh Khu 20).
TÁC DỤNG
Thông phủ khí, đạo trệ, hóa thấp.
CHỦ TRỊ
Trị bàn chân sưng đau, bụng trướng, dạ dầy đau, sốt cao.
CHÂM CỨU
Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là chỗ bám của gân cơ dạng ngón chân cái, bờ trong đầu sau đốt 1 ngón chân cái.
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau.
• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Ẩn Bạch (Ty 1) trị chứng thi quyết (Giáp Ất Kinh).
2.Phối cứu Âm Lăng Tuyền (Ty 9) + Thương Khâu (Ty 5) trị hạ lỵ (Mạch Kinh).
3.
4.Phối Kinh Cừ (P 8) trị sốt mà không ra mồ hôi (Bách Chứng Phú).
5.Phối Hoành Cốt (Th 11) trị lưng đau do khí trệ (Tịch Hoằng Phú).
6.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty 9) + Côn Lôn (Bq 60) + Kỳ Môn (C.14) + Trung Quản (Nh.12) trị tiêu chảy (Châm cứu Tập Thành).
7.Phối cứu Cự Khuyết [Nh.14] + Thái Bạch (Ty 3) + Thừa Sơn (Bq 57) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị vùng tim đau do giun gây ra [hồi trùng tâm thống] (Loại Kinh Đồ Dực).
8.Phối Âm Cốc (Th 10) + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th 2) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thái Xung (C.3) + Trung Cực (Nh.3) trị băng huyết không cầm (Thần Cứu Kinh Luân).
GHI CHÚ
• Phụ nữ có thai không cứu (Loại Kinh Đồ Dực).
THAM KHẢO
• “Nhiệt bệnh mồ hôi vẫn ra mà lại mạch thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế, Thái Uyên, Đại Đô, Thái Bạch. Châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì mồ hôi ra” (Linh Khu 23, 30).
• “Chứng quyết tâm thống làm bụng trướng, ngực đầy, làm cho Tâm càng đau nhiều hơn, gọi là chứng Vị Tâm Thống, châm huyệt Đại Đô + Thái Bạch. (Linh Khu 24, 12).
• “Tỳ hư bổ huyệt Đại Đô” (Châm cứu Đại Thành).
Originally posted 2018-08-06 02:33:31.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !