Hình Ảnh Châm Cứu Huyệt Hàm Yến – Vị Chí, Tác Dụng
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
• Hàm = gật đầu. Yến = duỗi ra. Huyệt ở vị trí khi khớp hàm dưới chuyển động thì cơ được duỗi ra, vì vậy gọi là Hàm Yến (Trung Y Cương Mục).
• Huyệt ở nơi cong trước bờ trên xương thái dương, giữa huyệt Huyền lư và đầu duy. Hàm có nghĩa là góc trán, Yến có nghĩa là hợp lại. Huyệt ở góc trán, nơi mà khi ngậm miệng lại sờ vào có cảm giác động đậy, vì thế gọi là Hàm Yến” (Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giảng).
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
VỊ TRÍ
Trong chân tóc vùng thái dương, nơi có di động khi há miệng nhai, huyệt Đầu Duy (Vi 8) đo xuống một thốn, tại 1/4 trên và 3/4 dưới của đoạn nối huyệt Đầu Duy và Khúc Tân (Đ 7).
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 4 của kinh Đởm.
• Huyệt Hội với kinh Thủ Thiếu Dương và Túc Dương Minh.
TÁC DỤNG
Sơ phong, thanh nhiệt, trấn kinh, chỉ thống.
CHỦ TRỊ
Trị nửa đầu đau, chóng mặt, tai ù, liệt mặt.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
• Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
PHỐI HỢP HUYỆT
Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Huyền Lư (Đ 5) + Huyền Ly (Đ 6) trị đầu đau kinh niên (Châm Cứu Học Thượng Hải).
GHI CHÚ
• Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút.
Originally posted 2018-08-06 02:40:02.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !