Hình Ảnh Châm Cứu Huyệt Khúc Sai – Vị Chí, Tác Dụng
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Khúc = chỗ cong; Sai = hợp xuất. Kinh mạch hợp lại ở huyệt Thần Đình, tạo thành chỗ cong, từ huyệt đó, theo chân mày lên chỗ hợp xuất (sai), vì vậy gọi là Khúc Sai (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Tỷ Xung, Tÿ Xung.
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
VỊ TRÍ
Trên trán, cách đường giữa đầu 1,5 thốn, trong chân tóc 0,5 thốn, cách ngang Mi Xung 01 thốn.
ĐẶC TÍNH
Huyệt thứ 4 của kinh Bàng Quang.
TÁC DỤNG
Tán phong, khứ tà, thanh đầu, minh mục, hoạt lạc, chỉ thống.
CHỦ TRỊ
Trị đầu và vùng trán đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu.
CHÂM CỨU
Châm luồn dưới da 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là chỗ bám của cơ trán vào cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Tâm Du (Bq 15) trị trong ngực đầy tức, phiền muộn, mồ hôi không ra (Tư Sinh Kinh).
2.Phối Thượng Tinh (Đc 23) trị não tả, nước trong mũi chảy ra (Châm Cứu Đại Thành).
3.
4.Phối Thượng Tinh (Đc 23) trị mũi chảy nước thối [Tÿ uyên ] (Châm Cứu Đại Thành).
THAM KHẢO
• “Mồ hôi không cầm: dùng Khúc Sai” (Giáp Ất Kinh).
Originally posted 2018-08-06 02:40:02.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !