Hình Ảnh Châm Cứu Huyệt Thiếu Thương – Vị Chí, Tác Dụng
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
• Trương Chí Thông, khi chú giải Linh Khu, đã giải thích rằng: ‘Kinh Thủ Thái Âm chủ về khí bất cập của Kim Khí mùa Thu, vì vậy gọi huyệt này là Thiếu Thương.
• Tên của hầu hết các huyệt ở đầu ngón tay đều có đặc điểm chung là Thiếu, có nghĩa là nhỏ nhoi, non nớt, nguyên sơ.
• Thương là một trong năm nấc của thang âm ngày xưa, đối với ngũ hành, nó thuộc về Kim, với ngũ tạng là Phế. Như vậy Thương ở đây là chỉ về Phế. Thiếu thương là âm cao của Thương. Thiếu thương là huyệt cuối cùng của đường kinh, nơi mà kinh khí ít dư thừa nhất. Ngoài ra, nó là huyệt Tỉnh của đường kinh, nơi kinh khí xuất phát, vì vậy gọi là Thiếu thương (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Quỷ Tín.
XUẤT XỨ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
VỊ TRÍ
Tại bờ ngoài ngón tay cái, cách góc móng tay 0,1 thốn về phía tay quay. Hoặc huyệt nằm ở nơi gặp nhau tiếp giáp da gan – mu tay và đường ngang qua góc chân móng ngón tay cái.
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 11 của kinh Phế.
• Huyệt Tỉnh của kinh Phế, thuộc hành Mộc.
• 1 trong Thập Tam Quỷ Huyệt với tên gọi là Quỷ Tín.
• Huyệt quan trọng để phát hãn.
TÁC DỤNG
Sơ tiết hỏa xung nghịch của 12 kinh khí, thanh Phế nghịch, thông kinh khí, thông lợi vùng họng.
CHỦ TRỊ
Trị sốt, amidal viêm, trúng gió, hôn mê, động kinh, khó thở.
CHÂM CỨU
Châm thẳng 0,1 – 0,2 thốn hoặc châm xiên hoặc dùng kim tam lăng châm nặn ra máu.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là xương, huyệt ở dưới chỗ bám của gân cơ duỗi dài ngón tay cái. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Lao Cung (Tb.6) trị nôn ra máu (Thiên Kim Phương).
2.Phối Đại Lăng (Tb.7) trị ho, suyễn (Thiên Kim Phương).
3.
4.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị họng sưng đau, không nuốt cơm nước được (Châm Cứu Đại Thành).
5.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Đột (Nh 22) trị họng sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
6.Phối Quan Xung (Ttu 1) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Thương Dương (Đtr.1) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong hôn mê, đờm dãi khò khè (Châm Cứu Đại Thành).
7.Phối Thiên Đột (Nh 22) trị ho (Châm Cứu Đại Thành).
8.Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vi 40) + Quan Xung (Ttu 1) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng đau (Y Học Cương Mục).
9.Phối Giác Tôn (Ttu 20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Kim Tân + Ngọc Dịch trị amidal viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
10.Phối Thương Dương (Đtr.1) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10.Châm Thiếu Thương (P.11) (xuất huyết) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị amidal viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
GHI CHÚ
• Trị chứng tâm thần phân liệt nên ôn cứu hơn châm.
THAM KHẢO
• Đàn bà có thai cần cẩn thận khi cứu. Trị mắt đỏ, họng đau nên châm nặn ra máu.
Thiên Nhiệt Bệnh ghi: “Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch Mạch khẩu đóng, suyễn và hơi thở ngắn, nên châm ngay, tức thì mồ hôi sẽ tự ra, châm cạn huyệt
nằm ở trong khoảng ngón tay cái [huyệt Thiếu Thương (P.11) ] (Linh Khu 23, 10). Thiên Khẩu Vấn ghi: “Chứng tai ù, bổ huyệt Khách Chủ Nhân, huyệt nằm ở đầu ngón tay cái giáp thịt gần móng tay [huyệt Thiếu Thương (P.11) ] ” (Linh Khu 28, 46). Thiên Mậu Thích Luận ghi: “Tà khách ở lạc của thủ Dương minh làm cho người ta bị khí đầy tức ở ngực, suyễn, thở gấp, hông sườn tức, giữa ngực nóng, châm ở gốc móng ngón tay trỏ (Thương Dương (Đtr.1) và ngón cái (Thiếu Thương), cách khoảng 1 lá hẹ. Đau bên phải châm bên trái, đau bên trái châm bên phải. Ăn xong bữa thì khỏi bệnh” (Tố Vấn 63, 12). "2 kinh nhu và cương rất nghịch nhau, nay nếu bị cấm khẩu, mắt nhắm, mặt đỏ gay, nhiệt huyết nhập vào Tâm Phế, nên châm huyệt Thiếu Thương" (Trửu Hậu Ca). "Huyệt Thiếu Thương trị ngón tay đau nhức và co rút rất hay" (Thiên Tinh Bí Quyết). "Chứng nhũ nga ít người trị được, ắt phải dùng phép châm thì mới trị được. Châm huyệt Thiếu Thương cho ra máu sẽ yên ngay, không còn nguy hiểm nữa" (Ngọc Long Ca). “3 huyệt Thiếu Thương (P.11), Thương Dương (Đtr.1) và Hợp Cốc (Đtr.4) đặc hiệu trị bệnh ở họng và thanh quản, nhất là với trẻ nhỏ lại càng công hiệu hơn” (Thái Ất Thần Châm Cứu). “Phối Thiếu Thương + Thương Dương (Đtr.1) + Hợp Cốc (Đtr.4). Thiếu Thương là huyệt Tỉnh của kinh thủ Thái Âm Phế, ứng với hành Mộc. Mạch khí của kinh Phế phát xuất từ đây, đi theo huyệt Vinh, huyệt Du, huyệt Kinh rồi cuối cùng vào huyệt Hợp là huyệt Xích Trạch, sau đó mới tậïp hợp vào tạng. Châm ra máu ở huyệt Tỉnh để tả khí nhiệt độc trong nội tạng . Thương Dương là huyệt Tỉnh của kinh thủ Dương Minh Đại Trường, huyệt này thuộc hành Kim, mạch của nó liên lạc với Phế. Châm ra máu huyệt này có tác dụng thanh Phế, lợi yết, sơ tiết tà nhiệt. Châm huyệt Hợp Cốc để thông giáng khí của kinh Dương Minh, thanh giải được Phế khí. 3 huyệt này phối hợp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khai phát mao khiếu, thanh Phế, lợi yết, sơ tiết Trường Vị để trị các chứng ở họng, đầu, mắt” (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa). “Các huyệt Thiếu Thương, Liệt Khuyết, Ngư Tế, Thái Uyên, Xích Trạch đều trị bệnh về Phế nhưng có tác dụng khác nhau: Thiếu Thương: thanh lợi hầu họng, thanh tuyên Phế khí. Liệt Khuyết: sơ vệ, giải biểu, tuyên lợi Phế khí. Ngư Tế: thanh tiết Phế nhiệt, thanh lợi yết hầu. Thái Uyên: bổ Phế, ích khí, thanh tuyên Phế khí. Xích Trạch: thanh tiết Phế nhiệt, sơ vệ, giải biểu”. (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
Originally posted 2018-08-06 03:10:02.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !