Hình Ảnh Châm Cứu Huyệt Thông Lý – Vị Chí, Tác Dụng
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Huyệt là nơi mạch khí của kinh Tâm đi qua (thông) và tụ lại đi sâu vào lý, thông với Tiểu Trường, vì vậy gọi là Thông Lý (Trung Y Cương Mục).
XUẤT XỨ
Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10).
VỊ TRÍ
Mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 1 thốn (huyệt Thần Môn – Tm.7), khe giữa gân cơ trụ trước và cơ gấp chung nông các ngón tay.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Thiết bị điều trị nhiệt
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 5 của kinh Tâm.
• Huyệt Lạc của kinh Tâm.
• Huyệt nối với kinh Tiểu Trường.
• Huyệt kiểm soát phần sâu của kinh Tâm.
TÁC DỤNG
Định tâm, an thần chí, tức phong, hòa vinh.
CHỦ TRỊ
Trị khớp cổ tay và cánh tay đau, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi co cứng, mất tiếng nói đột ngột, nhịp tim chậm, tâm thần phân liệt.
CHÂM CỨU
Châm thẳng sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ gấp vuông, xương trụ.
• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
PHỐI HỢP HUYỆT
1. Phối Nội Đình (Vi 44) trị hay ngáp (Châm Cứu Đại Thành).
2.Phối Giải Khê (Vi 41) trị đầu đau, mắt đỏ (Châm Cứu Đại Thành).
3.
4.Phối Hành Gian (C 2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + (Túc) Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C 3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị mụn nhọt ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
5.Phối Đại Chung (Th.4) trị thích nằm, ít nói (Bách Chứng Phú).
6.Phối Hành Gian (C 2) + (Túc) Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C 3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Ủy Trung (Bq 40) trị mụn nhọt ở vai, lưng (Châm Cứu Tụ Anh).
7.Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) trị mồ hôi không ra được (Loại Kinh Đồ Dực).
8.Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) + Tam Gian (Đtr.3) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị mồ hôi ra khắp cả người (Loại Kinh Đồ Dực). 9. Phối Tâm Du (Bq 15) trị nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10.Phối Hưng Phấn + Tố Liêu (Đc 25) trị nhịp tim chậm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
THAM KHẢO
• “Thông Lý chủ tự nhiên đau, tâm phiền, phiền não, hay ngáp, hay thở dài, hồi hộp, lo sợ” (Thiên Kim Phương). “Thông Lý trị bệnh nhiệt, tự nhiên trong lòng buồn phiền, vật vã, hay ngáp, buồn sợ, chóng mặt, đầu đau, mặt đỏ, mặt nóng, hồi hộp” (Tư Sinh Kinh). “Nhiều ngày mặt đỏ, hư phiền, trong lòng hồi hộp và phiền muộn, Nếu cần, tìm lấy huyệt Thông Lý, hễ dùng kim vàng thấy khỏe ngay” (Ngọc Long Ca). “Bổ Thông Lý trị chứng dễ cảm động, hay sợ sệt, lo lắng, rụt rè. Tả Thông Lý trị buồn phiền, hay rên siết” (Soulié De Morant). “Thông Lý và Thần Môn (Tm.7) là 2 huyệt thường dùng trị bệnh ở Tâm nhưng có điểm khác nhau: Thần Môn thiên về trị thực chứng và hư chứng Tâm Thực, Tâm Hư). Thông Lý thiên về trị thực chứng (Tâm Thực), bệnh ở lưỡi, bệnh ở tiểu trường” (Du Huyệt Công Năng Giám Biệt). “Huyệt Thông Lý, Tâm Du (Bq 15) và Quyết Âm Du (Bq 14) có công hiệu như nhau. Trong trường hợp Tâm khí bất túc, Tâm dương hư suy, hàn tà ứ trở, chỉ cần cứu huyệt Thông Lý, không cần cứu huyệt Tâm Du và Quyết Âm Du vẫn có kết quả tốt” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Tả huyệt Thông Lý + tả Trung Cực (Nh 3), dùng thủ pháp Thấu Thiên Lương có tác dụng giống bài Đạo Xích Tán của Tiền Ất (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Tả Thông Lý + bổ Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh 4) + Thận Du (Bq 23) có tác dụng giống như bài Địa Hoàng Ẩm Tử của Lưu Hà Gian” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
Originally posted 2018-08-06 03:10:02.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !