Hình Ảnh Châm Cứu Huyệt Ủy Dương – Vị Chí, Tác Dụng
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
• Ủy = cong, ở đây chỉ nhượng chân.
• Dương = khác với âm, ở đây chỉ mặt ngoài chân.
• Huyệt ở mặt ngoài (ngoài = dương) của nếp gối nhượng chân (ủy), vì vậy gọi là Ủy Dương (Trung Y Cương Mục).
XUẤT XỨ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
VỊ TRÍ
Ở đầu ngoài nếp nhượng chân, mặt sau lồi cầu ngoài xương đùi, giữa 2 gân cơ nhị đầu đùi và cơ gan chân.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 39 của kinh Bàng Quang.
• Biệt lạc của Túc Thái Dương
• Huyệt Hợp ở dưới của kinh Tam Tiêu, huyệt chủ hạ tiêu.
TÁC DỤNG
Thông Tam Tiêu, sơ điều thủy đạo, lợi Bàng Quang.
CHỦ TRỊ
Trị lưng đau, cơ bắp chân bị co thắt, thận viêm, tiểu ra dưỡng trấp.
CHÂM CỨU
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là góc giữa 2 gân cơ 2 đầu đùi và cơ gan chân gầy, mặt sau lồi cầu ngoài xương đùi.
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của dây hông kheo ngoài. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Âm Lăng Tuyền + Ân Môn (Bq 37) + Hành Gian (C 2) + Thái Bạch (Ty 3) trị lưng đau không thể cúi ngửa được (Thiên Kim Phương).
2.Phối Chí Thất (Bq 52) + Trung Liêu (Bq 33) trị tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhỏ giọt (Thiên Kim Phương).
3.
4.Phối Ân Môn (Bq 37) trị thắt lưng đau, khó xoay trở (Tư Sinh Kinh).
5.Phối Thiên Trì (Tb.1) trị nách sưng (Bách Chứng Phú).
6.Phối Bàng Quang Du (Bq 28) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Tam Tiêu Du (Bq 22) + Trung Cực (Nh 3) trị tiểu ra dưỡng trấp, tiểu đục (Châm Cứu Học Thượng Hải).
THAM KHẢO
• Thiên Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình ghi: “Bệnh của Tam tiêu làm cho phúc khí bị đầy, bụng dưới cứng hơn, không tiểu được làm cho người bệnh bị quẫn bách; khi nước nhiều quá sẽ lưu lại một chỗ thành ra chứng trướng. Chứng hậu ở tại đại lạc bên ngoài kinh túc Thái dương, đại lạc ở giữa kinh túc Thái dương và Thiếu dương, cũng hiện ra ở mạch, nên thủ huyệt Ủy Dương (Bq 39) để trị” (Linh Khu 4, 113 -114). Thiên Khái Luận ghi: “Ho do bệnh ở Tam Tiêu, lúc ho thì bụng bị đầy, không muốn ăn… Châm huyệt Hợp của Tam Tiêu là Ủy Dương (Tố Vấn 38, 30 – 32). Thiên Thích Yêu Thống ghi: “Bệnh ở mạch Hành lạc làm cho lưng đau không thể cúi ngửa. Nếu ngửa lên thì như muốn ngã. Bệnh này do khiêng vật nặng làm tổn thương đến lưng, ác huyết tụ lại đó. Thích ở khoảng gần khích dương (Ủy Dương (Bq 39) 2 nốt cho ra máu” (Tố Vấn 41,9).
Originally posted 2018-08-06 03:25:01.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !