1. Kỹ thuật.
– Có 2 phương pháp cứu:
+ Cứu trực tiếp: bằng điếu ngải đốt hơ trực tiếp lên huyệt (Hình 5.2-a).
+ Cứu gián tiếp: dùng mồi ngải đốt qua miếng gừng dặt trên huyệt (Hình 5.2-b).
Hình 5.2. Phương pháp cứu
– Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Lá ngải cứu phơi khô trong bóng râm, tán nhỏ mịn, bỏ xơ lá, cuống lá gọi là ngải nhung.
+ Ngải nhung quấn thành điếu như điếu thuốc lá gọi là điếu ngải.
+ Ngải nhung vê thành mồi ngải hình chóp to bằng hạt ngô, đặt lên trên miếng gừng dày độ 2 ly.
– Tiến hành kỹ thuật:
+ Nếu cứu trực tiếp thì châm cho điếu ngải cháy rồi hơ lên huyệt sát da, nếu nóng quá thì đưa điếu ngải ra xa da, khi hết nóng thì lại đưa lại gần.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
+ Nếu cứu gián tiếp thì đặt mồi ngải lên miếng gừng, đặt vào vị trí huyệt rồi châm đốt cho mồi ngải cháy, đến khi nóng quá thì lót thêm một miếng gừng nữa.
– Thời gian cứu người lớn mỗi huyệt cứu 3 mồi, trung bình 15 phút.
– Chú ý đề phòng tai biến: bỏng do quá nóng, cháy do mồi ngải lan sang quần áo…
2. Chỉ định, chống chỉ định.
– Các trường hợp hư hàn thì phải cứu: như đau do lạnh, liệt dây VII do lạnh…
– Không cứu trong các trường hợp thực nhiệt: sốt cao, mạch nhanh…
3. Phối hợp giữa châm và cứu.
– Có huyệt châm có huyệt cứu: thường căn cứ vào nguyên tắc chữa bệnh có ngọn có gốc, trị ngọn thì châm, trị gốc thì cứu.
– Dùng ôn châm: dùng kim châm, nhưng trên cán kim lắp một thỏi ngải nhỏ để đốt, hoặc dùng điếu ngải để hơ lên huyệt đang châm, hoặc châm kết hợp với chiếu đèn hồng ngoại lên vùng đau.
Originally posted 2010-08-01 02:06:22.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !