1. ĐẠI CƯƠNG
Hen phế quản là một bệnh mà niêm mạc phế quản tăng nhạy cảm với những chất kích thích khác nhau gây nên tình trạng phù nề, tăng xuất tiết phế quản, biểu hiện bằng tắc nghẽn phế quản ngày càng tăng, sinh ra khó thở mà người ta gọi là cơn hen.
Theo y học cổ truyền: Hen phế quản là phạm vi của chứng háo suyễn, đàm ẩm là một bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng.
2. CHỈ ĐỊNH
– Cấy chỉ ở thời kỳ tiền cơn để ngăn chặn cơn hen.
– Cấy chỉ trong khi lên cơn hen để cắt cơn hen.
– Cấy chỉ ở thời kỳ hòa hoãn (ngoài cơn) để nâng cao chính khí của cơ thể, điều hòa khí huyết để góp phần điều trị bệnh căn.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Phù phổi cấp, hen tim, tràn khí màng phổi.
– Các bệnh cấp cứu khác.
– Cơ thể suy kiệt, phụ nữ có thai.
– Da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Dị ứng với chỉ tự tiêu.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện:Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4.2. Trang thiết bị
– Khay đựng dụng cụ, panh, kéo, kẹp không mấu, cồn sát trùng, cồn iốt, gạc vô trùng, bông, băng dính, lọ thủy tinh đựng chỉ.
– Kim cấy chỉ.
– Chỉ tự tiêu.
– Kim cấy chỉ và chỉ tự tiêu đảm bảo vô trùng.
– Hộp thuốc chống vựng châm hoặc chống sốc phản vệ.
4.3. Người bệnh
– Người bệnh được khám, làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
– Giải thích tư tưởng cho người bệnh yên tâm phối hợp với thầy thuốc.
– Người bệnh nằm tư thế thoải mái, bộc lộ vùng huyệt.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Các huyệt thường dùng: Định suyễn, Khí xá, Thiên đột, Chiên trung, Trung phủ, Hợp cốc, Phế du, Thận du, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Khúc trì, Liêm tuyền.
Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ phù hợp.
5.2. Thủ thuật:
– Phòng thủ thuật riêng biệt.
– Rửa tay sạch, đi găng tay vô trùng.
– Cắt chỉ tự tiêu thành từng đoạn khoảng 0,5cm – 1cm.
– Luồn chỉ vào nòng kim.
– Xác định huyệt và sát trùng vùng huyệt cấy chỉ.
– Châm kim nhanh qua da và đưa chỉ từ từ vào huyệt.
– Dùng ngón tay ấn lên sát chân kim rồi rút kim ra, dán băng vô trùng hoặc đặt gạc vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ, dán băng dính lên để giữ gạc.
5.3 Liệu trình điều trị:
Mỗi lần cấy chỉ tự tiêu có tác dụng trong khoảng 7 – 14 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi: Toàn trạng người bệnh 15-30’ sau khi cấy chỉ.
6.2. Xử trí tai biến:
– Chảy máu:Dùng bông gạc khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
– Đau sưng nơi cấy chỉ: chườm đá, dùng thuốc chống viêm phù nề hoặc kháng sinh (nếu cần).
– Dị ứng: Dùng thuốc chống dị ứng.
– Vựng châm: Xử lý theo phác đồ vựng châm.
Theo QUYẾT ĐỊNH Số: 2279/QĐ-BYT ngày 02/06/ 2017 Của Bộ Y Tế
“Về việc ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Cấy chỉ và Laser châm chuyên ngành Châm cứu”
Originally posted 2018-08-18 14:00:47.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !