1. Khí cụ sắc thuốc: tốt nhất là dùng siêu đất, bởi vì ít gây ra biến tính hoá học.
2. Lượng nước dùng để sắc thuốc: căn cứ vào thể tích của dược vật được sử dụng mà định, nhất thiết lần sắc đầu chừng 2 bát ăn cơm, lần thứ 2 độ 1 bát, nhưng cũng cần xem dược vật nhiều ít, thể tích dược to nhỏ (như Cúc hoa, Hạ khô thảo, có thể tích lớn thì cần dùng lượng nước nhiều), và tình huống hút nước của dược vật (như Phục linh, Sơn dược… dễ hút nước thì cần dùng lượng nước nhiều), để ước lượng mà tăng giảm.
3. Sự cố cần chú ý khi sắc thuốc:
– Trước khi đem sắc thuốc, nên lấy nước sạch ngâm thuốc cho ngấm đều nước một lúc làm cho cả trong ngoài vị thuốc đều ẩm ướt, để tiện cho thành phần có hiệu dễ sắc ra.
– Thuốc phát tán mùi thơm, đun sôi năm ba dạo thì mới cho vào. Nếu trong cả thang thuốc chỉ có một hai vị thuộc loại này có thể cho vào sau (hậu hạ) hoặc cho vào lúc uống (xung phục).
– Thuốc bổ ích nhất thiết đun nhỏ lửa, sắc từ từ.
– Các loại thuốc cứng vỏ hoặc hóa thạch nên giã nát trước khi sắc.
– Một số loại thuốc có độc tính như: Phụ tử, Ô đầu, Thảo điểu… nhất thiết phải đun trước 60 phút, rồi mới cho các vị thuốc khác vào sắc.
– Một số dược vật sau khi bị nóng, thành phần dễ bị phá hoại như: Câu đằng, Đại hoàng… nhất thiết cần hậu hạ, đun sôi năm ba dạo là được.
– Dược vật quý hiếm cần sắc riêng, sau khi sắc tốt rồi mới hoà vào nước thuốc khác mà uống, các vị thuốc đặc biệt quý trọng mà lại khó sắc như Tê giác, Linh dương giác cần sắc riêng hoặc mài ra cho vào uống.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Dược vật dẻo dính như Đường phèn, A giao, Mật ong cần làm cho chảy hóa riêng ra, sau khi các vị thuốc khác sắc tốt bỏ bã rồi mới hòa vào trong nước thuốc mà uống. Mang tiêu cũng nên xung phục.
– Thuốc cây cỏ tươi, phải giã lấy nước cho vào sau mà uống (xung phục).
– Dược vật loại nhân quả như Toan táo nhân, Bá tử nhân, Hạnh nhân, Đào nhân… nên giã nát rồi mới sắc.
– Dược vật loại bột nhỏ tất cần có túi mà sắc, các loại hạt dược vật có thể tích nhỏ như Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử, cũng như các loại dược vật có lông như Toàn phúc hoa, Tỳ bà diệp, có thể kích thích hầu họng, cũng phải có túi riêng mà sắc. Khi uống cần phải lọc sạch.
– Dược vật có thể tích lớn như Ty qua lạc, Công lao diệp, Thanh kiều diệp, trước hết sắc lấy nước bỏ bã, lại lấy nước thuốc đó thay nước lã mà sắc các vị khác. Dược vật nhiều bùn cát như Táo tâm thổ cũng có thể sắc trước lấy nước lọc sạch để sắc các vị khác.
4. Phương pháp uống thuốc:
Thang tễ trên tập quán nhất thiết mỗi ngày một tễ, sắc 2 lần sau khi trộn đều vào nhau rồi chia ra mà uống. Nhưng như thế đối với bệnh cấp, bệnh nặng, đặc biệt trong chứng của bệnh nhiệt ngoại cảm là không hợp lý, mà có thể mỗi ngày uống hai ba tễ, mỗi một đầu tễ sắc 2 lần rồi trộn đều chia làm 2 lần uống (khoảng cách 3 đến 4 giờ) thời gian uống thuốc nhất thiết là sau bữa ăn 2 – 3 giờ là vừa, nhưng bệnh cấp uống không câu lệ thời gian. Thang dược nhất thiết nên uống nóng, thuốc phát biểu càng cần cố gắng uống nóng cho dễ dàng ra mồ hôi. Nhưng khi sốt cao, miệng khát thích uống nước mát thì có thể để thuốc nguội bớt mà uống. Thuốc khử hàn để trị bệnh chứng hàn tính, khi ở bệnh nhân lại có bệnh chứng phiền thao, sợ nóng là chứng trạng chân hàn giả nhiệt, có thể uống lạnh được. Người bệnh nôn mửa uống thuốc có thể chia làm nhiều lần uống đều đều, để tránh đem thuốc mửa ra hết (trẻ em uống thuốc cũng cần chia nhiều lần). Điều bổ dùng hoàn tễ, cao tễ nhất thiết vào sáng sớm bụng đói hoặc uống nuốt khi đi ngủ.
5. Phụ: quy đổi đơn vị khối lượng:
1 cân (1 cân chợ) | 500g | 1 đồng cân (16 lạng chế) | 3,125g |
1 lạng (16 lạng chế) | 31,25g | 1 phân (16 lạng chế) | 0,3125g |
Originally posted 2010-08-10 10:21:36.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !