I. QUY LOẠI TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG TỄ.
Quy loại tác dụng của phương tễ chủ yếu căn cứ vào đại pháp, ví như căn cứ vào 8 phép: Hãn, Hạ, Hòa, Ôn, Thanh, Tiêu, Bổ mà đã phân ra: Giải biểu tễ, Tả hạ tễ, Hòa giải tễ, Hàn lương tễ, Tiêu đạo tễ, Bổ dưỡng tễ. Bát pháp lại không thể khái quát, sẽ tách riêng ra như Lý khí, lý huyết tễ, Khư phong tễ, Hóa thấp tễ, Khai khiếu tễ, Cố sáp tễ, Ngược tễ, Khu trùng…Nhưng do công dụng của một số phương không chỉ là một loại, ví dụ như: Tứ vật thang nói rằng có thể bổ huyết, lại có thể hoạt huyết, thì quy tại bổ huyết tễ cũng được mà quy tại lý huyết tễ cũng được, vì thế các loại phương tễ trong sách phân loại hạng mục có sai khác nhau. Ngoài ra phương tễ còn có thể phân thành thông dụng phương và chuyên dụng phương. Thông dụng phương như bổ khí có Kiện tỳ ích khí thang, bổ huyết có Tứ vật thang, bổ âm có Lục vị địa hoàng hoàn, bổ dương có Quế phụ bát vị hoàn, phạm vi sử dụng những phương đó rất rộng rãi. Chuyên dụng phương dùng ở một loại bệnh chứng, ví như Đại hoàng mẫu đơn thang, theo như tác dụng là thanh nhiệt giải độc, nhưng phần lớn dùng vào trường ung. Thập khôi hoàn theo như tác dụng là lương huyết, nhưng nói chung là dùng vào chỉ huyết. Loại có một số phương tễ nữa, do đó phân loại trong quyển Thủ sách n.. từ ứng dụng thực tế lâm sàng mà rút ra, đối với chuyên dụng phương phân biệt thích đáng riêng rẽ, đối với tác dụng có giao thoa phương tễ thì trước sau giúp nhau thấy rõ để giúp nhau tiện việc kiểm chứng.
II. TỄ HÌNH VÀ CÁCH DÙNG CỦA PHƯƠNG TỄ:
Hình tễ thường dùng của phương tễ Đông dược có 5 loại: Thang, Hoàn, Tán, Cao, Đan. Bốn loại sau thuộc thuốc đã chế thành, thông thường vẫn gọi là “Hoàn – Tán – Cao – Đan”, nhưng mà trong đó có một số tuy có tên là hoàn tán, nhưng thực tế đều ứng dụng làm thang.
1. Thang tễ:
Đem dược vật dùng nước sắc thành nước đun sôi (có khi thêm vào một ít rượu), bỏ bã uống lúc còn nóng, gọi là thang tễ. Do Đông dược phần lớn là thuốc có nguồn gốc thực vật, sắc với nước có thể làm cho thành phần hữu hiệu dễ tan trong nước, sau khi uống vào dễ được hấp thu, đã làm tác dụng rất mạnh lại thuận tiện để dùng và linh hoạt sử phương, thích ứng với mọi loại bệnh tình, đó là một loại thường dùng trong các loại tễ hình. Đối với bệnh chứng phức tạp mà nhiều biến hóa, lấy dùng thang tễ là hợp. Đặc điểm lớn nhất của nó là nấu sắc không thuận tiện, cũng như trẻ em uống cũng không tiện.
2. Hoàn tễ.
Đem dược vật nghiền nhỏ, hoặc lấy nước vẩy vào, hoặc trộn mật, hoặc lấy hồ bột chế thành viên tròn giống như hạt gọi là hoàn tễ. Dùng để uống tuy rất thuận tiện, nhưng do chỗ chứa tễ lượng thuốc sống rất khó hấp thu, cho nên thường dùng vào uống lâu dài chữa bệnh hoãn, nhưng cũng có một số thuốc có tính nhanh chóng mạnh mẽ như Thập táo hoàn, Để đương hoàn…Lại có thứ dược phẩm thơm tho như Xạ hương, Băng phiến…không thể sắc uống mà thường ở lúc bệnh cấp đem ứng dụng tất phải chế thành hoàn tễ để tiện kịp thời sử dụng như Khai khiếu phương.
Khuyết điểm của hoàn tễ là thành phẩm có hiệu của dược phẩm chưa qua hấp lên, lọc bã đi, uống vào số lượng ít hiệu quả không cao. Uống vào lượng nhiều thì cản trở tiêu hóa, lại thường không dễ hấp thu mà hiệu hiện rất kém. Đồng thời cũng có thể do quá trình giữ thuốc không tốt, lâu dài quá mốc hoặc chuyển độc, biến chất mà mất hiệu lực.
3. Tán tễ.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Khi đem dược vật nghiền thành bột mịn gọi làm Tán tễ. Chia ra làm 2 loại: uống trong và dùng ngoài. Tán tễ uống trong có thể lấy nước sôi uống tiếp hoặc hoàn vào mật uống, hoặc cho vào thang tễ gói lại mà sắc. Tác dụng của nó tương tự như thang tễ, khuyết điểm là uống dùng cũng không dễ dàng, mà so với Hoàn tễ càng khó bảo quản. Thuốc tán tễ dùng ngoài là đem dược vật nghiền thành bột rất nhỏ mịn, sắc lên hoặc nhào đắp chỗ có bệnh, thường dùng trong ngoại khoa, hương khoa, nhãn khoa…
4. Cao tễ.
Là đem dược vật nấu thành nước cô lại thành nửa rắn (sền sệt) gọi là cao tễ. Chia làm 2 loại: uống trong và dùng ngoài.
Cao tễ uống trong đem dược vật sắc đặc bỏ bã, xong đun nhỏ lửa cho đặc lại, thêm đường bánh hoặc mật ong, rồi gom thành một lớp cao dính dày đều, khi dùng bỏ vào nước sôi mà uống.
Ưu điểm của nó là thành phẩm hữu hiệu sẽ thêm phần dễ dùng mà trải qua cô đặc, khi uống cũng thuận tiện. Bồi bổ, điều lý bệnh mạn tính có thể sử dụng cao tễ. Khuyết điểm là không dễ bảo quản cất giữ được lâu dài, nên thường uống, dùng vào mùa đông. Cao tễ dùng ngoài có 2 loại cao nước và cao dầu.
5. Đan tễ.
Phàm hoàn tễ hoặc tán tễ đã trải qua luyện lên hoặc tinh chế đều gọi là Đan tễ, như: Thăng đan, Mạc tích đan, Hồng linh đan… Cũng có thể để biểu thị thuốc có hiệu một cách linh nghiệm mà gọi là đan như: Thần bình đan, Cam lộ tiêu độc đan… Đan tễ có: Tán, Hoàn, Khoái (đĩnh) là các loại hình dáng khác nhau, có thể uống trong hoặc dùng ngoài.
Ngoài ra, còn có các loại hình tễ khác như rượu thuốc (Dược tửu), thuốc sương (Dược lộ), gần đây do nhu cầu của đời sống và trí tuệ của quần chúng, các loại hình tễ của Đông y đã tiến hành cải cách sáng chế tễ hình như: tễ đậm đặc, tễ xông, tễ phiến, tễ sền sệt như tương, tễ nước… để tiện sử dụng, nâng cao liệu hiệu, được mọi người hoan nghênh.
Originally posted 2010-08-10 10:20:31.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !