Phạm vi phương tễ của đông dược rất rộng chẳng kể là một vị thuốc hay nhiều vị thuốc, phàm tiến hành một phương pháp gia công nhất định để bào chế, kiên chế thành một tễ hình nhất định có thể dùng ở lâm sàng đều có thể gọi là phương tễ.
Riêng một vị thuốc chế thành một phương tễ gọi là đơn phương. Như đời xưa còn dùng đến ngày nay là: Tỳ bà diệp cao, Kim anh tử cao, Độc sâm thang… Chế tễ hiện nay có: Hoàng liên tố phiến, Diên hồ sách phiến, Thanh nhiệt tiêu viêm phiến (riêng một vị Bồ công anh chế thành). Đơn phương lưu truyền trong dân gian như: Rau sam chữa ỉa chảy, rau rấp cá chữa viêm phổi…đều là phạm vi của phương tễ đông dược.
Đặc diểm chủ yếu của đông phương là: phạm vi thích ứng rất rõ ràng, tác dụng rất chuyên một loại bệnh, tiện cho việc lấy tại chỗ, tiện cho nhân dân lao động nắm chắc và lợi dùng, tiện cho việc nghiên cứu phân tích tính năng, tác dụng và các thành phần có hiệu quả của dược vật, là cơ sở tổ thành phức phương của đông dược.
Phương tễ do 2 hay nhiều vị phối thành gọi là Phức phương. Từ xưa lại đây, vận dụng dược vật để phòng và chữa bệnh tật đều là bắt đầu từ dược vật riêng lẻ. Khi đã phát hiện thấy tác dụng của dược vật riêng lẻ có lúc không đủ tưởng, không thể giải trừ hết bệnh tật cho người bệnh dần dà lấy đến 2 vị hoặc trên 2 vị dược vật hợp kiêm sử dụng. Hai loại dược vật trở lên được sử dụng cộng đồng, có thể liên kết một loại dược vật chính (như Hoàng liên và Ngô thù cùng dùng), khử độc tính của chúng (như Sinh khương và Bán hạ cùng dùng), hoà hoãn tính quá mạnh của nó (như Đại táo và Đình lịch tử cùng dùng), hoặc giả cùng hiệp đồng lại phát huy càng lớn hiệu lực của nó (như Can khương và Phụ tử cùng dùng).
Phương tễ cũng là từ thực tiễn chữa bệnh của nhân dân tích luỹ kinh nghiệm mà hình thành và phối ngũ của phương tễ, mới có thể càng vận dụng tốt dược vật, thích hợp với các bệnh tình phức tạp, nâng cao hiệu quả chạy chữa. Đó là một đặc điểm của Y dược học phương đông, là một bộ phận tổ thành trọng yếu của “Biện chứng thí trị”.
Một số ít phương tễ có hiệu quả từ ngày xưa lưu truyền đến nay là một bộ phận trong kho báu của nền Y học vĩ đại Phương đông, chúng ta còn phải ra sức khai thác và nâng cao.
1. Nguyên tắc để tổ thành phương tễ.
Tổ thành một phương tễ kiểu phức phương có 3 phần:
– Một là: vị thuốc chủ yếu (chủ dược). Căn cứ vào bệnh tình mà chọn lấy một hay 2 vị thuốc nhằm vào nguyên nhân chủ yếu của bệnh, lấy làm trung tâm của chữa bệnh nó là bộ phận chủ yếu tổ thành của cả phương tễ. Như bài Tam thừa khí thang lấy Đại hoàng làm thuốc chủ yếu, cũng là xác định rằng công hạ thực nhiệt ở trường vị là trung tâm trị liệu.
– Hai là: vị thuốc bổ trợ. Căn cứ vào đặc điểm bệnh tình, tuyển chọn xung lượng của cái lợi, cái hại của vị thuốc chính, chính dùng tương ứng các dược vật thích đáng làm phối ngũ, làm cho thuốc phát huy được tác dụng chủ yếu trị liệu, làm cho nó càng sát hợp với bệnh tình, như Ma hoàng thang lấy Quế chi làm thuốc bổ trợ cho Ma hoàng, thêm mạnh cái tác dụng tân ôn giải biểu, Xạ can Ma hoàng thang lấy Xạ can làm thuốc bổ trợ chủ yếu cho Ma hoàng làm mạnh thêm công hiệu tuyên phế định xuyễn.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Thiết bị điều trị nhiệt
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Thiết bị điều trị nhiệt
– Ba là: tuỳ chứng mà dùng thuốc. Tức là nhằm vào chứng trạng chủ yếu của người bệnh mà thêm vào các chứng để dùng thuốc, như ho hắng thì thêm Hạnh nhân, tiêu hoa không tốt thì thêm Lục khúc, Mạch nha…
Lại phải nói rõ là: vị thuốc chủ yếu và vị thuốc bổ trợ trong phương tễ gồm không hạn chế ở một hay hai vị. Rất nhiều phương tễ có thể mỗi thứ có hai, ba vị tổ thành. Nhưng mà khi hai vị hoặc trên hai vị tổ thành chủ dược hoặc bổ trợ dược, trên đại thể có hai tình huống: Một là tăng cường, chế ước hoặc cải biến một ít tác dụng của chủ dược hoặc bổ trợ dược, tiến hành phối ngũ xong mới tổ thành, như Ngân hoa, Liên kiều cùng dùng trong Ngân kiều tán, cũng là lấy tác dụng của dược vật có cùng giống nhau sau khi phối ngũ đã làm mạnh thêm tác dụng thanh hiệt. Ma hoàng và Thạch cao cùng dùng trong Ma hạnh thạch cam thang, cũng đem tân ôn giải biểu của Ma hoàng cộng với cái tân hàn của Thạch cao. Dược vật có tính vị tương phản cộng đồng tổ thành chủ dược, chế ước tính tân ôn của Ma hoàng mà thành phương tễ thanh nhiệt tuyên phế, Quế chi và Bạch hược của Quế chi thang cũng là cùng dùng dược vật có tính vị tương phản tổ thành chủ dược, mà làm nên tác dụng điều hoà vinh vệ. Ngoài ra còn một loại nữa là từ hai phép trị trở lên được kết hợp ứng dụng như Đại thừa khí thang lấy Hậu phác, Chỉ thực và Đại hoàng phối ngũ xong, tức là phối hợp hai loại trị pháp công hạ và hành khí, phá khí tác dụng cũng được tăng lên khá lớn. Hoàng long thang lấy Nhân sâm, Đương quy để ích khí dưỡng huyết, với Đại hoàng để công hạ cùng phối ngũ, công pháp và bổ pháp cùng phối hợp ứng dụng, thì thành phương tễ công bổ kiêm thí. Đến đây gọi là bộ phận “sứ dược” tức là chọn dùng một số ít dược vật có tác dụng rất mạnh đối với một kinh lạc, tạng phủ nhất định làm cho đi thẳng tới nơi phát bệnh, như Cát cánh dẫn thuốc đi lên, Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống. Hoặc có tác dụng điều hòa giữa các dược vật đối với nhau như Cam thảo có tác dụng điều hoà các vị thuốc nhưng nó không phải tất cả các phương thuốc đều cần dùng cả.
Tóm lại, nguyên tắc tổ thành của phương tễ là một bộ phận trong biện chứng luận trị của Đông y, là sự vận dụng cụ thể của Đông y “Lý – Pháp – Phương – Dược”. Chỉ có biện chứng lâm sàng được đúng, đối với bệnh nặng nhẹ, hoãn cấp, phân biệt chứng trạng chủ thứ được rõ ràng, xác định nguyên tắc chạy chữa, có mục đích chọn dùng chủ dược và bổ trợ dược, mới có thể trở thành một phương tễ cho uống có hiệu quả.
2. Nguyên tắc phối ngũ dược vật:
Tổ thành một phương tễ là thông qua phối ngũ dược vật mà thực hiện. Phối ngũ là đem hai vị hoặc nhiều vị phối hợp làm một, là đều có phương pháp tính khi chọn dùng thuốc. Dược đem phối ngũ khác nhau mà có tác dụng riêng biệt; như Quế chi và Ma hoàng cùng phối ngũ với nhau thì có thể phát hãn, với Thược dược cùng phối ngũ thì có thể chỉ hãn. Thông qua phối ngũ rõ là có thể tăng cường hiệu lực của thuốc như Đại hoàng phối ngũ với Mang tiêu thì tác dụng tả hạ càng mạnh. Thuốc cũng có thể làm giảm bớt dược tính như Phụ tử và Địa hoàng cùng dùng, Địa hoàng có thể làm giảm bớt cái tân nhiệt cương táo của Phụ tử và cái hại cướp âm có thể kiềm chế độc tính của một số dược vật để giảm bớt phó tác dụng, như Bán hạ và Sinh khương cùng phối thì Sinh khương có thể chế được cái độc của Bán hạ, làm cho càng có thể phát huy tác dụng khu khử đàm.
Cần phải chỉ ra rằng tổ chức và phối ngũ của phương tễ không phải là mỗi một phương tễ phải nghiêm ngặt, hoàn chỉnh, mà đối với tác dụng của mỗi một phương tễ, lại cần toàn diện kết hợp lại có tác dụng hợp đồng, tập trung, ví dụ như Hoàng liên giải độc thang có 4 vị thuốc, toàn là vị thanh nhiệt tả hoả, 8 vị thuốc của Bát chính tán toàn là thuốc thanh nhiệt thông lâm. Có tác dụng phản tương thành như Quế chi thang thì Quế chi và Thược dược cùng dùng. Có phương tễ thì hàn nhiệt cùng dùng (như Tả kim hoàn), bổ tả kiêm thí (như Hoàng long thang), biểu lý đồng trị (như Phòng phong thông thánh tán)…là do ở bệnh tình phức tạp phải lấy sự tương ứng để thi thố. Có phương tễ thì thiên về khuynh hướng toàn diện như phương tễ để điều lý khí huyết bên trong cơ thể, và tễ bổ ích…thường dùng thuốc loại đó.
Mỗi một phương tễ ở đó dùng nhiều ít vị thuốc chủ yếu là do vào bệnh tình mà định, như bệnh tình rất đơn thuần hoặc khi pháp chữa cần phải chuyên một mặt, thì vị thuốc của phương tễ cần phải ít mà tinh. Như bệnh tình phức tạp khi cần 2 loại cách chữa trở lên phối hợp dùng thì vị thuốc của phương tễ tất nhiên cần nhiều hơn. Nhưng vị thuốc quá ư rối tạp có khi cũng tạo thành tác dụng kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tất cần phải lưu ý cho. Tóm lại, xử phương dụng dược tóm tắt là đột xuất và trọng điểm, lại cần phải thích đáng hướng về các phương diện, làm cho “Nhiều mà không tạp, ít mà tinh chuyên”.
Dùng số lượng nhiều ít các vị thuốc trong một phương tễ nói chung lượng chủ dược có thể lớn hơn lượng phản tá (tức là thuốc có tính vị ngược lại so với chủ dược, thuốc bổ trợ chế ước thiếu lệch phía của chủ dược), thuốc điều hoà, dẫn kinh lượng dùng ít hơn lượng thường dùng nhưng cần xem tình huống cụ thể của bệnh tình và thuốc men mà định. Như Tả kim hoàn Hoàng liên là chủ dược, Ngô thù là phản tá dược (cũng có thể gọi là dẫn kinh dược) tễ lượng giữa 2 thứ thuốc so sánh tỷ lệ là 6/1. Đại – Tiểu thừa khí thang đều lấy Hậu phác, Chỉ thực làm thuốc bổ trợ, nhưng do bệnh tình khác nhau, tễ lượng của Hậu phác và Chỉ thực trong Đại thừa khí thang cũng tăng hơn 1 lần so với lượng thường dùng. Do đó tễ lượng cần dùng không cần phải phân biệt tầng thứ của chủ dược và bổ trợ dược ở trong một phương tễ mà lại cần dựa vào chứng tình cụ thể của người bệnh mà có chỗ biến hoá.
Originally posted 2010-08-10 10:17:13.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !