1. Chương này có chọn 13 tễ (bao gồm 2 phụ phương cùng 4 thành dược) đều thuộc vào thứ thường dùng trên lâm sàng. Bởi là thuộc vào phương tễ đại biểu của các loại đặc điểm phối ngũ cho nên lại có thể dùng lấy cái sự rõ ràng của các tầng thứ phương pháp giải biểu, căn cứ vào sự nặng nhẹ, hoãn cấp của bệnh biểu chứng. ở trên lâm sàng linh hoạt vận dụng.
2. Giải biểu tễ có thể chia thành 2 loại lớn, từ mặt đó của phương tễ để mà nhìn nhận, phân biệt tân ôn giải biểu và tân lương giải biểu không hạn chế ở tính vị tân ôn hay tân lương của vị thuốc giải biểu mà là từ tổ thành của phương tễ chỉnh chu đó để tiến hành phân tích toàn diện. Ví dụ: trong Kinh phòng bại độc tán do Khương hoạt và Độc hoạt cùng dùng, lực lượng tân ôn phát tán sẽ rất mạnh, tuy đồng thời đã dùng Sài hồ, Tiền hồ là khổ hàn tiết nhiệt, nhưng vẫn đương nhiên là phương tễ đại biểu của tân ôn giải biểu. Trong Ngân kiều tán tuy lấy Đậu kỹ, Kinh giới có tính ôn làm bộ phận tổ thành chủ yếu trong giải biểu dược, nhưng do cùng phối với Kim ngân hoa, Liên kiều, là dược vật khổ hàn thanh nhiệt sẽ thành phương tễ đại biểu của tân lương giải biểu. Lại như Khương bàng bồ bạc thang tuy đã dùng tân ôn của Khương hoạt nhưng từ sự tổ thành của một phương tễ chỉnh chu mà phân tích vẫn là thuộc phạm trù tân lương giải biểu.
3. Khi sử dụng giải biểu tễ ở lâm sàng, trừ khi để căn cứ ở biểu hàn biểu nhiệt của triệu chứng lâm sàng của người bệnh mà tuyển lựa tân ôn giải biểu hoặc tân lương giải biểu ra, nhất thiết thường căn cứ vào biểu chứng nặng hay nhẹ của người bệnh, có hay không có mồ hôi để chọn lấy dược vật giải biểu cho thích đáng. Ví dụ khi có triệu chứng thương phong như cảm mạo, lại thấy đau đầu, sợ gió, tắc mũi, ho hắng là biểu chứng còn nhẹ, thường dùng dược vật giải biểu rất nhẹ như Kinh giới, Phòng phong, Tang diệp, Cúc hoa, Tân di, Thông bạch, Đậu kỹ. Khi người bệnh có biến chứng rõ rệt mười mươi, thấy có sợ gió dữ dội, kèm theo không có mồ hôi, sốt cao, đau đầu, các khớp đốt và bắp thịt đau buốt thường chọn dùng giải biểu dược có tác dụng phát biểu rất mạnh như Khương hoạt, Tử tô, Cát căn, Hương nhu, Tây hà liễu, Phù bình, Bạc hà. Phát sốt ra mồ hôi không giải thì trọng điểm của cách chữa là thanh nhiệt, mà không phải là giải biểu. Có lúc tuy cũng có một ít thuốc giải biểu, nhưng nói chung là chọn lấy dược vật mà lực lượng phát biểu rất yếu như Thanh thuỷ, Đậu quyển, Tang diệp. Phát sốt mà mồ hôi không giải mà lại sợ rét, thường là một chứng của biểu tà chưa giải, trừ việc đã chọn dùng giải biểu dược có sức phát biểu rất yếu ra, lại thường chọn dùng dược vật trong thuốc thanh nhiệt kiêm có tác dụng thấu phát như Sài hồ, Thanh cao để phối ngũ sử dụng (chứng này cần phân biệt với khí hư biểu vệ bất cố tự ra mồ hôi).
4. Ở trong tễ giải biểu tân ôn và tân lương, lại cần có tư âm (dưỡng huyết) giải biểu, trợ dương (ích khí) giải biểu, hóa ẩm giải biểu, thấu chẩn giải biểu, là những biến pháp.
– Gọi là tư âm giải biểu (dưỡng huyết) trên thực tế là sử dụng Đậu kỹ, Cát căn, Tô diệp, Thông bạch, Bạc hà là dược vật giải biểu đồng thời lấy dược vật dưỡng âm tăng dịch như Ngọc trúc, Địa hoàng, Mạch môn cùng phối ngũ. Dùng thích hợp ở nguồn gốc có bệnh mất máu, thoát dịch, lại mới cảm ngoại tà mà xuất hiện biểu chứng. Nguyên lý chủ yếu là: mồ hôi là ở chỗ tân và huyết hóa ra, khí huyết hư, dịch khô tất nhiên là nguồn mồ hôi không đủ, cho nên cần phải dùng dưỡng âm tăng dịch mới có thể thêm vào cái nguồn của mồ hôi để mà làm cho cái tà theo mồ hôi ra ngoài.
– Gọi là trợ dương (ích khí) giải biểu trên thực tế là lấy dược vật trợ dương ích khí như Phụ tử, Đảng sâm, Hoàng kỳ cùng phối ngũ với dược vật giải biểu là Khương hoạt, Tế tân, dùng thích hợp với người bệnh có cái gốc là dương khí hư nhược, tuy nhiên cảm thụ ngoại tà nhưng cũng đã trình hiện ra mặt nhợt nhạt (thần yếu đuối) chi lạnh, mạch tế nhược, lưỡi nhợt, béo, là những chứng hậu hư hàn. Nguyên lý chủ yếu là: do dương khí bất túc, không thể ngăn cản ngoại tà, cho nên lấy trợ dương ích khí cùng dùng với phát hãn giải biểu, dương khí trong cơ thể được đầy đủ mới có thể đuổi tà ra ngoài được, mồ hôi ra mà giải.
– Đến hóa ẩm giải biểu tác dụng trên thực tế là ôn phế hóa ẩm, thuộc về loại giáng nghịch bình xuyễn.
– Thấu chẩn giải biểu chủ yếu là chọn dùng dược vật có tác dụng phát biểu rất mạnh trong tân ôn giải biểu dược như: Bạc hà diệp, Phù bình, Cát căn, hoặc lại lấy Thăng ma là dược vật thăng tán để cùng phối ngũ, thường dùng ở bệnh sởi mọc không tốt, có thể qui vào loại tân lương giải biểu.
Mấy loại biến pháp kể trên, cơ hội thường dùng trên lâm sàng không nhiều, cho nên không giới thiệu làm chuyên phương.
5. Ma hoàng thang và Quế chi thang người xưa cho là tễ đại biểu của tân ôn giải biểu. Cái trước dùng ở phát sốt sợ rét, không có mồ hôi, cái sau dùng ở phát sốt, sợ gió, có mồ hôi. Nhưng dựa vào những điều nắm được trong thực tiễn lâm sàng trước mắt thì: Tác dụng giải biểu của nó là phát hãn, thoát nhiệt không được rõ rệt như công hiệu bình xuyễn tuyên phế của nó. Cho nên thường dùng ở chứng xuyễn khái (ho hen), rất ít tác dụng giải biểu. Nguồn gốc ý chế phương của Quế chi thang là điều hòa Vinh vệ, mà không phải là ở giải biểu, do đó chương này chưa tiện kê vào.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Originally posted 2010-08-10 11:32:10.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !