Tên thuốc: 桑 寄 生 – Ramulus Faxilli
Tên khoa học: Loranthus parasiticus (L.) Merr
Họ khoa học: Họ Tầm Gửi (Loranthaceae).
Bộ phận dùng: cả thân cành, là và quả. Nhiều lá dày, màu lục, khô không mục nát là tốt.
Không được lẫn với các loại tầm gửi trên các cây khác (Loranthus eslipitatus Stapt).
Thành phần hoá học: chứa một loại Glucosid, chưa nghiên cứu rõ.
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào hai kinh Can và Thận.
Tác dụng: bổ Can Thận, mạnh gân xương, an thai, xuống sữa.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Chủ trị: gân cốt tê đau, động thai, sản hậu, không xuống sữa.
– Hội chứng ứ bế phong thấp hư đau khớp, lưng dưới và đầu gối: Dùng Ttang ký sinh với Độc hoạt, Ngưu tất, Đỗ trọng và Câu kỷ trong bài Độc Hoạt Kí Sinh Thang.
– Ðộng thai, thai dọa sảy do Can, Thận suy: Dùng Tang ký sinh với Ngải diệp, A giao, Đỗ trọng và Tục đoạn.
– Cao huyết áp: Dùng Tang ký sinh với Câu đằng, Cúc hoa, Câu kỷ tử và Xú ngô đồng.
Liều dùng: Ngày dùng 12 – 20g
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Dùng dao đồng cắt nát, phơi râm cho khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận)
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy toàn bộ, nhặt bỏ những lá sâu và tạp chất, thái nhỏ phơi khô (thường dùng). Có khi tẩm rượu sao qua (ít dùng).
Bảo quản: khi đã bào chế rồi, đựng kín tránh mất hương vị. Tránh phơinắng quá nhiều. Để nơi khô, ráo, mát, thoáng.
Nguồn Tuetinhlienhoa.com.vn
Originally posted 2011-03-31 00:40:17.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !