Vaccin VNNB bất hoạt có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch đối với loại virus gây bệnh bằng cách tạo kháng thể trung hòa đặc hiệu.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
Tên quốc tế: Vaccinum encephalitidis japonicae.
Loại thuốc: Vaccin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc tiêm: Lọ vaccin lỏng hoặc lọ bột đông khô, kèm theo dung môi (nước cất vô khuẩn).
Vaccin viêm não Nhật bản (VNNB) thương phẩm hiện dùng là loại vaccin bất hoạt do Viện Nghiên cứu các bệnh do vi sinh vật gây ra thuộc trường đại học Osaka (Biken), điều chế từ não chuột đã cấy chủng virus Nakayama – NIH. Chủng này được phân lập đầu tiên từ một người bệnh bị nhiễm virus vào năm 1935. Vaccin đã được bán ở Nhật từ năm 1954 và là loại vaccin VNNB được dùng rộng rãi nhất. Não chuột nhiễm virus được thu thập và đồng nhất rồi đưa vào dây chuyền sản xuất bao gồm ly tâm, xử lý bằng protamin sulfat (để loại lipid), bất hoạt virus bằng formaldehyd, siêu lọc và kết tủa bằng amoni sulfat. Tiếp sau đó, vaccin được tinh khiết bằng siêu ly tâm nhờ chênh lệch tỷ trọng với một dung dịch đường sacarose 40% (kl/tt) và được ổn định bằng gelatin thông qua một vài công đoạn trong quy trình. Không được có chất MBP, một protein cơ bản của myelin não chuột trong vaccin, phát hiện bằng thử nghiệm giới hạn MBP (giới hạn 2 nanogam/ml).
Vaccin VNNB là một dịch không màu, trong suốt hay hơi đục trắng và được đóng 0,5 ml/lọ, 1 ml/lọ, 5 ml/lọ, 10 ml/lọ. Chế phẩm đông khô là bột trắng hơi vàng nhạt và được đóng vào các lọ 1 hoặc 10 ml.
Các thành phần khác: Kali phosphat, natri monobasic và dibasic phosphat (chất đệm); natri clorid (chất đẳng trương); gelatin tinh khiết hoặc tween 80 (chất ổn định); thimerosal 0,01% (kl/tt) (chất bảo quản) và nước cất để pha tiêm.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Tác dụng
Vaccin VNNB bất hoạt có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch đối với loại virus gây bệnh bằng cách tạo kháng thể trung hòa đặc hiệu. Nồng độ kháng thể trung hòa trong huyết thanh ở mức thấp nhất 1:10 được coi là có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm tự nhiên virus. Tuy nhiên, điều phỏng đoán này là dựa vào cơ sở thực nghiệm gây bệnh trên động vật, tại đó mức kháng thể thụ động có được ấy đã chứng tỏ có tác dụng bảo vệ chuột chống lại nhiễm virus VNNB với liều virus bằng 105 lần LD50; lượng virus này là lượng mà một con muỗi bị nhiễm virus có thể truyền cho người.
Mục đích tiêm phòng là tạo kháng thể trung hòa trong huyết thanh ở người được tiêm phòng trước mùa dịch VNNB và duy trì được kháng thể càng lâu càng tốt để bảo vệ dân chúng không mắc bệnh.
Kinh nghiệm của những người cư trú ở Mỹ và ở Anh cho thấy, vaccin tạo miễn dịch ở quần thể người phương tây kém hơn so với người châu Á, rất có thể vì những quần thể người châu Á này đã tiếp xúc trước với virus VNNB hoặc các flavivirus khác như virus Tây sông Nile hay virus dengue. Trong khi hầu hết cư dân từ khi còn nhỏ tuổi ở các nước đang phát triển của châu Á đã tiếp xúc với flavivirus thì sự tiếp xúc tương tự lại hiếm gặp ở Bắc Mỹ và hầu khắp châu Âu.
Trong 2 nghiên cứu có kiểm chứng trên các trẻ em cư trú ở Thái Lan và Ðài Loan đã được gây miễn dịch cơ bản bằng vaccin VNNB tương tự như loại vaccin được bán hiện nay tại Mỹ, đã thu được hiệu quả miễn dịch xấp xỉ 80 – 90% sau 1 – 2 năm.
Nếu gây miễn dịch cơ bản bằng tiêm đủ 3 mũi thì kháng thể sẽ lưu giữ được một thời gian khá lâu và sẽ gia tăng hiệu quả kháng thể sau khi tiêm củng cố. Kết quả của một khảo sát, có theo dõi về hiệu quả kháng thể sau khi tiêm củng cố cho thấy mức kháng thể có hiệu quả chống lại nhiễm virus sẽ được kéo dài nếu cứ 2 đến 4 năm, tiêm củng cố (tiêm nhắc lại) một lần. Một du khách đã tiêm đủ vaccin VNNB để tạo miễn dịch cơ bản, khi đi tới một vùng có virus đang lưu hành, nếu tiêm chủng củng cố 1 – 2 tuần trước khi lên đường sẽ được coi có đủ khả năng bảo vệ chống nhiễm virus.
Hiệu giá kháng thể trung hòa có khả năng bảo vệ thường tồn lưu ít nhất 2 năm sau khi tiêm vaccin VNNB loại bất hoạt đủ 3 mũi.
Chỉ định
Vaccin được dùng để thúc đẩy miễn dịch chủ động chống VNNB ở trẻ em sống tại các vùng có nguy cơ tiếp xúc cao với virus VNNB.
Vaccin VNNB bất hoạt còn được dùng để tạo miễn dịch chủ động cho nhân viên phòng thí nghiệm có nguy cơ tiếp xúc cao với virus.
Chống chỉ định
Sốt hoặc suy dinh dưỡng nặng, các bệnh tim mạch, các bệnh về gan và thận cấp tính hoặc đang tiến triển, quá mẫn với bất cứ một thành phần nào đó trong vaccin. Người mang thai.
Thận trọng
Vaccin VNNB bất hoạt là một chất có khả năng gây các phản ứng, nhưng tỷ lệ phản ứng quá mẫn trầm trọng (như nổi mày đay toàn thể, phù mạch) thấp (0,1 – 1,0%). Những người sẽ được tiêm vaccin, mà có tiền sử nổi mày đay khi dùng thuốc, dùng kích thích vật lý hoặc kích thích khác hoặc bị sâu cánh màng đốt hoặc vì nguyên do đặc ứng, có thể tăng nguy cơ quá mẫn đối với vaccin VNNB, và cần được cảnh báo về nguy cơ này, đồng thời cần được theo dõi và giám sát một cách phù hợp.
Các nhà sản xuất thông báo, không nên dùng cho những người có nghi vấn hoặc có bằng chứng mẫn cảm với protein của loài gậm nhấm hay protein mô thần kinh và tử vong đã xảy ra, tuy rất hiếm, do dùng vaccin cho người viêm não tủy. Tần suất các sự cố này là 1 – 2,3 phần triệu người tiêm phòng. Mối liên quan nhân quả giữa vaccin và các biến cố thần kinh còn chưa được xác lập. Không được dùng vaccin này cho người đã bị quá mẫn với thimerosal.
Thời kỳ mang thai
Hiện không có số liệu về vấn đề này. Có tài liệu nói nên chống chỉ định.
Thời kỳ cho con bú
Hiện không có số liệu về vấn đề này.
Tác dụng phụ
Không có tác dụng không mong muốn nào nghiêm trọng được báo cáo trong số 21.396 trường hợp được tiêm chủng bao gồm 18.401 thiếu niên và trẻ em dưới 18 tuổi. Một vài phản ứng nhẹ (sốt, khó chịu, các triệu chứng ở bụng, sưng đỏ tại chỗ tiêm, đau, lạnh run, nhức đầu) thấy ở 1,2% người tiêm vaccin. Sử dụng một mạng lưới các cơ sở y tế rộng lớn ở nông thôn, đội ngũ điều tra viên đã nghiên cứu bất cứ một căn bệnh về thần kinh nào xảy ra trong vòng 1 tháng sau khi được tiêm vaccin. Trong khoảng các năm từ 1957 đến 1966 đã có 26 ca (9 ca viêm màng não, 10 ca co giật, 5 ca viêm đa thần kinh và 2 ca thoái hóa myelin) đã được phân tích. Không có bằng chứng chứng tỏ có mối liên quan bệnh căn giữa các hội chứng lâm sàng này và việc gây miễn dịch bằng vaccin VNNB. Tỷ lệ bệnh thần kinh được xem là nhỏ nếu so sánh với hàng triệu liều vaccin đã được phân phối hàng năm tại Nhật. Một báo cáo chi tiết bổ sung về 2 trường hợp viêm não tủy cấp tính lan toả sau khi tiêm vaccin VNNB đã được nước này cung cấp. Một bé gái 6 tuổi và một bé trai 5 tuổi đã có các biểu hiện ngủ gà, dị cảm và rối loạn dáng đi, thấy sau khi tiêm vaccin 14 và 17 ngày, tương ứng. Ðiều trị bằng prednisolon đã cải thiện các biểu hiện lâm sàng này.
Phản ứng mẫn cảm sau khi dùng vaccin VNNB đã được thông báo ở một vài nước. Chưa xác định được thành phần có trong vaccin đã gây ra các phản ứng này. Người được tiêm vaccin phải được theo dõi 30 phút sau khi tiêm. Phải luôn sẵn có thuốc để xử lý phản vệ nếu xảy ra. Ðối với người có tiền sử dị ứng, cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích khi tiêm vaccin để quyết định có nên tiêm hay không. Cũng không nên dùng vaccin VNNB cho những người mà trước đây đã có phản ứng không mong muốn với vaccin này hoặc đã có phản ứng quá mẫn với một vaccin khác có nguồn gốc từ mô thần kinh.
Liều lượng và cách dùng
Vaccin VNNB loại bất hoạt được tiêm dưới da. Với loại vaccin đông khô, sau khi đã thêm dung môi, lọ chứa vaccin cần được lắc thật kỹ cho đến khi hòa tan hết các thành phần có trong đó; vaccin sau khi hồi nguyên cần bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ 2 – 8oC và chỉ dùng trong vòng 8 giờ.
Liều dùng cho các lần tạo miễn dịch cơ bản loại vaccin VNNB bất hoạt là 1 ml cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi, 0,5 ml cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi; tiêm vào các ngày 0, 7, và 30, cả thảy 3 lần tiêm.
Ðối với người ở châu Á, chỉ cần tiêm 2 liều là đủ cho việc tạo miễn dịch cơ bản (tiêm cách nhau 1 tuần); tuy nhiên khả năng sinh miễn dịch vẫn tốt hơn so với người phương tây.
Ðối với khách du lịch thì mặc dù họ là ai, liều tiêm cuối cùng của vaccin VNNB loại bất hoạt tốt hơn cả là được tiến hành 10 ngày trước khi khởi hành để đảm bảo có được một đáp ứng miễn dịch phù hợp và để có được một sự chăm sóc y tế thích hợp nếu như có phản ứng không mong muốn muộn (chẳng hạn như phản ứng quá mẫn) do vaccin.
Vaccin VNNB loại bất hoạt không được dùng trong mùa có dịch bệnh (từ tháng 5 đến cuối tháng 9 ở Việt Nam). Tiêm chủng nên được thực hiện 1 tháng trước mùa có dịch VNNB.
Thời gian miễn dịch sau khi tiêm chủng lần đầu và số liều tiêm nhắc lại vẫn còn cần được làm sáng tỏ thêm. Trong lúc chờ có khuyến cáo dứt khoát hơn, có thể tiêm nhắc lại 1 ml cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi, và liều 0,5 ml cho trẻ từ 1 – 3 tuổi, vào thời điểm 2 năm sau khi đã thực hiện các mũi tiêm cơ bản.
Tương tác
Các dữ liệu ít ỏi cho thấy khả năng sinh miễn dịch và độ an toàn của vaccin không bị ảnh hưởng khi tiêm chủng đồng thời tại các vị trí khác nhau, với các loại vaccin khác như giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và vaccin ho gà.
Bảo quản
Vaccin cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 40C đến 80C, và không được để đông băng.
Quy chế
Thuốc kê đơn và bán theo đơn.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !